Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Tham dự cuộc họp có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thường trực Ủy ban Pháp luật và một số các cơ quan của Quốc hội cùng đại diện một số bộ, ngành liên quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, ngay sau phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

Về cơ bản, các cơ quan đã thống nhất với các nội dung trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề lớn liên quan tới cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển Thủ đô còn ý kiến khác nhau.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến về việc quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê; về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc và việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội.

Theo đó, dự thảo Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại khu vực này theo trình tự, thủ tục do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với các nội dung quy định trong dự thảo Luật. Có ý kiến cho rằng, việc cho phép thành phố Hà Nội được xây dựng các công trình trong khu vực không gian thoát lũ, tại bãi sông, bãi nổi nhưng phải tuân thủ theo pháp luật về đê điều thì khó có thể xử lý được những vướng mắc, bất cập mà Thành phố đang gặp phải hiện nay. Vì vậy, đề nghị chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi xây dựng các công trình mà không phụ thuộc vào các quy định của pháp luật về đê điều.

Mặt khác, Chính phủ đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 17, đồng thời đề nghị bổ sung quy định Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tại bãi sông, bãi nổi tại khoản 7 Điều 18.

Các ý kiến Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần giữ quy định như trong dự thảo Luật để có cơ sở xem xét, điều chỉnh hướng tuyến đê bảo đảm phù hợp hơn với thực tiễn thủy văn và dòng chảy thoát lũ, quy định một số nguyên tắc cần bảo đảm trong việc quản lý, sử dụng khu vực bãi sông, bãi nổi mà không dẫn chiếu toàn bộ pháp luật về đê điều.

Về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các đại biểu đề xuất chỉnh lý theo hướng với khu vực chức năng cần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng thuê đất đối với diện tích đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt.

Đối với dự án thực hiện các loại hình hoạt động công nghệ cao có sử dụng đất thì Nhà nước cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất. Ban Quản lý Khu công nghệ cao giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các nội dung quản lý về đất đai theo phân cấp, ủy quyền của Thành phố...

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Thành phố Hà Nội để tiếp thu, chỉnh lý các điều khoản, hoàn thiện dự thảo Luật.

Trong đó, rà soát kỹ lưỡng Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, của Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền; lưu ý về kỹ thuật lập pháp, từ ngữ để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật; bảo đảm thể hiện được 9 chính sách lớn đã đề ra khi xây dựng Luật.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

(LĐTĐ) Với chủ đề năm “Đổi mới sáng tạo, thi đua đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã tập trung thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trọng tâm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sáng 15/1/2025, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, các cấp chính quyền các tỉnh phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương và Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động trên địa bàn.
Hơn 230 triệu lượt khách đi xe buýt Transerco

Hơn 230 triệu lượt khách đi xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Năm 2024, tổng sản lượng hành khách vận chuyển của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, ước đạt trên 234 triệu lượt.
Hà Nội: Tiếp tục thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị

Hà Nội: Tiếp tục thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025 theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải.
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

(LĐTĐ) Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động