Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

Sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư

Luật Thủ đô 2024 cũng quy định Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Tại Kỳ họp thứ 20 vừa qua, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.

Nguồn kinh phí chi thu nhập tăng thêm được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách các cấp sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành.

Nguồn kinh phí chi thu nhập tăng thêm của cơ quan, đơn vị bằng quỹ lương cơ bản (gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ) nhân với mức trích do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư năm 2023 chuyển sang năm 2024 (sau khi đã sử dụng bổ sung nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương tăng thêm và thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP) là 66.073 tỉ đồng. Nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện cải cách tiền lương mỗi năm khoảng 12.000 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Bộ phận một cửa quận Hoàng Mai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm theo mức trích 0,8 lần quỹ lương cơ bản có thể thực hiện dự kiến từ năm 2025 đến hết năm 2030.

Từ thời điểm bắt đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn tiếp theo, căn cứ nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo, đề xuất Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, quyết định mức trích để tạo nguồn kinh phí thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức cho cả giai đoạn và từng năm.

Nâng cao sức lao động, hiệu quả công việc

Nghị quyết cũng nêu rõ, chi thu nhập tăng thêm của cơ quan, đơn vị thực hiện theo phương án như sau: Sử dụng 0,5 lần quỹ lương cơ bản để chi thu nhập tăng thêm hằng tháng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được hưởng theo hệ số lương ngạch bậc, chức vụ hiện hưởng.

Sử dụng 0,3 lần quỹ lương cơ bản còn lại để chi thu nhập tăng thêm cuối năm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị được đánh giá, xếp loại hằng năm từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hóa phương án chi đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá, xếp loại hằng năm đảm bảo việc chi thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc của Nghị quyết và quy định của Luật Thủ đô.

Đối tượng thụ hưởng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý; người đã được bổ nhiệm, tuyển dụng là cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức đang làm việc tại các Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Về nguyên tắc thực hiện, mức chi thu nhập tăng thêm căn cứ năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị do thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá theo quy định. Việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm phải bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch...

TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, chế độ công vụ, công chức, thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những điểm nhấn chính sách quan trọng bậc nhất trong Luật Thủ đô 2024. Những chính sách này được thực hiện tốt, hiệu quả thì sẽ là đòn bẩy, là động lực và là nền tảng để thực hiện các chính sách về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Còn theo Sở Nội vụ Hà Nội, cơ chế này tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm nhu cầu cuộc sống. Khi nhận được chế độ đãi ngộ và nguồn thu nhập tốt sẽ tạo ra nguồn động lực cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức để tạo không khí phấn khởi, yên tâm hơn để phục vụ và công hiến, nâng cao sức lao động, hiệu quả công việc.

Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực công và khu vực tư trong huy động nhân lực chất lượng cao, tạo ra nhiều cơ hội thu hút được người giỏi từ nước ngoài, từ khu vực tư về làm việc cho Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Hay nhất Mới nhất
  • Hoàng Ánh Tuyết 15-02-2025 20:47

    Cho tôi hỏi theo Luật này thì tôi là viên chức hiện đang công tác tại Trung tâm y tế huyện thuộc UBND huyện quản lý thì chúng tôi có được hưởng thu nhập tăng thêm ko ạ?. Tôi xin cảm ơn!

  • Hoa 11-02-2025 12:44

    Cho tôi hỏi Giáo viên mầm non có được hưởng chế độ này k?

Nên xem

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.
Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Sáng 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.

Tin khác

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Xem thêm
Phiên bản di động