Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán

Vì sao lại gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán. Từ điển Thiều Chửu có viết, “lạp” là lễ tế thần vào tháng cuối năm Âm lịch. Theo lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp. Vì thế cho nên tháng 12 cuối năm gọi là “lạp nguyệt”.

Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt, cúng bái. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom mồ mả, hương án, bàn thờ tổ tiên những ngày cuối năm, để năm hết tết đến thì thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.

Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Tháng Chạp là tháng có nhiều hoạt động lễ lạt trong văn hóa người Việt.

Một cách lý giải khác của tháng chạp: “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Từ điển Trần Văn Chánh viết rằng: lạp là thức ăn muối (vào tháng chạp), được hong khô hoặc ướp muối để cất đi. Dịp cuối năm là khi người ta tích trữ các loại thực phẩm để chống chọi với mùa đông rét mướt và cũng là để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.

Ý nghĩa của ngày rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp hằng năm chính là ngày 15 tháng 12 Âm lịch. Đây là ngày Rằm cuối cùng trong năm trước khi bước sang Tết Nguyên đán. Sau khi cúng rằm tháng Chạp thì mọi người sẽ tất bật để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.

Theo lịch vạn niên, Rằm tháng Chạp năm nay sẽ là ngày 14 tháng 1 năm 2025 Dương lịch.

Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy có nhiều thành tựu.

Cúng Rằm tháng Chạp có ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, che chở. Trong ngày Rằm tháng Chạp, mọi người thường đi chùa để cầu nguyện và làm lễ tạ ơn các vị thần linh.

Cúng Rằm tháng Chạp cũng được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường gồm xôi gấc, gà luộc, giò, chả, chè (thường là chè trôi nước), hoa quả và rượu trắng, tiền vàng.

Cúng rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn giờ nào tốt?

Theo các chuyên gia phong thủy gợi ý, cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất nên thực hiện vào ban ngày, tránh cúng chiều tối hoặc quá muộn. Có 3 thời điểm thích hợp để cúng Rằm tháng Chạp năm nay.

Giờ Ất Mão (5h-7h): Giờ này yên tĩnh, tốt cho việc khai trương và các nghi lễ thờ cúng.

Giờ Đinh Tỵ (9h-11h): Đây được coi là giờ hoàng đạo trong ngày, cúng giờ này gia chủ sẽ suôn sẻ cả năm sắp tới.

Giờ Canh Thân (15h-17h): Đây cũng là thời điểm thích hợp trong ngày để làm lễ cúng rằm.

Tuy nhiên, tùy theo công việc và tình hình thực tế của mỗi gia đình mà người dân có thể có những sắp xếp thời gian phù hợp cho việc cúng rằm.

Trong nhịp sống hiện đại, ngày Rằm tháng Chạp vẫn giữ nguyên giá trị. Các gia đình thường làm lễ cúng vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Đây còn là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thăm, tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện

Thăm, tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện

(LĐTĐ) Nhằm lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín phối hợp với Công đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín tổ chức chương trình tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 14/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã thăm, tặng quà và chúc Tết các thương binh, người hoạt động kháng chiến, tri thức tiêu biểu tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm.
Quận Thanh Xuân: Quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong công nhân lao động

Quận Thanh Xuân: Quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong công nhân lao động

(LĐTĐ) Chiều 14/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đã tổ chức hội nghị biểu dương phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và công tác công đoàn năm 2024; phát động phong trào thi đua năm 2025; “Tết sum vầy, Xuân ơn Đảng” năm 2025.
Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 14/1, quận Tây Hồ tổ chức gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các nguyên Thứ trưởng và cán bộ chủ chốt Thành phố nghỉ hưu, chuyển công tác về các cơ quan trung ương, cùng những cán bộ chủ chốt đang cư trú trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga

(LĐTĐ) Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15/1.
Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội

Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Hà Nội sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa, chia thành 31 trận địa ở khắp các quận, huyện và thị xã. Trong đó, 10 trận địa sẽ bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà Tết cho người lao động

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 14/1, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nội Bài và huyện Sóc Sơn.

Tin khác

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động