Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Vì sao cư dân bị cắt điện gần nửa tháng? Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Theo đó, trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội người có thẩm quyền theo quy định được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với các trường hợp sau đây:

1. Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản, nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

2. Công trình xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng, công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi một trong các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng hoặc thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt: Vị trí xây dựng; cốt nền xây dựng; mật độ xây dựng; diện tích xây dựng tầng 1; chiều cao công trình; chiều sâu công trình; số tầng công trình (bao gồm toàn bộ các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng lửng, tầng kỹ thuật, tầng áp mái, tầng mái, tum thang); chiều cao các tầng công trình; tổng diện tích sàn xây dựng tầng hầm; tổng diện tích sàn xây dựng phần nổi; tổng diện tích sàn xây dựng công trình (bao gồm tổng diện tích sàn của tất cả các tầng công trình); màu sắc công trình;

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp
Theo Nghị quyết, có 8 trường hợp vi phạm bị ngừng cung cấp điện, nước. Ảnh: VGP/Thùy Chi

b) Vi phạm chỉ giới xây dựng hoặc chỉ giới đường đỏ;

c) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

d) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường;

đ) Khi điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu, an toàn chịu lực chính của công trình.

3. Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

4. Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy và chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu dừng thi công, chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

5. Công trình xây dựng thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu dừng thi công, chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản, nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

6. Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu, chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động đã bị đình chỉ hoạt động nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã bị đình chỉ hoạt động, nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

8. Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân đã được vận động, thuyết phục nhưng không thực hiện di dời.

Trong thời hạn 1 ngày kể từ khi phát hiện vi phạm thuộc các trường hợp nêu trên, người có thẩm quyền thi hành công vụ phải kiểm tra, lập biên bản (theo mẫu quy định) yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan chấm dứt vi phạm, ngừng thi công công trình xây dựng hoặc dừng hoạt động của công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trường hợp tổ chức, cá nhân liên quan đến vi phạm không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc tổ chức, cá nhân liên quan đến vi phạm không ký biên bản.

Trong thời hạn 1 ngày kể từ khi ban hành quyết định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, quyết định này phải được gửi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến vi phạm và niêm yết tại công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm thực hiện việc ngừng cấp điện, ngừng cấp nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm, thông báo cho người sử dụng dịch vụ theo hợp đồng và người có thẩm quyền ban hành quyết định.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

(LĐTĐ) Sáng 2/1/2025, ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2025, cũng là ngày thứ 2 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tại Hà Nội, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành nghiêm quy định an toàn giao thông...
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 4222/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

(LĐTĐ) Với việc triển khai chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”, Prudential đặt mục tiêu 85% học sinh được nâng cao kiến thức và kỹ năng về các biện pháp và cách điều trị các bệnh thông thường do biến đổi khí hậu, đồng thời ít nhất 80% học sinh cam kết thực hành các thói quen lành mạnh ở trường và tại nhà.
Xăng RON 92 vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

Xăng RON 92 vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá các loại xăng dầu trong nước hôm nay hầu hết tăng dao động từ 125 - 240 đồng/lít, kg. Giá xăng RON 92 quay lại cao hơn 20.000 đồng/lít.
Khởi tố nhóm đối tượng buôn bán ma túy dùng bình xịt hơi cay tấn công Công an

Khởi tố nhóm đối tượng buôn bán ma túy dùng bình xịt hơi cay tấn công Công an

(LĐTĐ) Ngày 2/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Bắc Từ Liêm cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam để điều tra đối với ổ nhóm đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.
LĐLĐ quận Ba Đình chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Từ 2/1/2025 Hà Nội tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử

Từ 2/1/2025 Hà Nội tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử

(LĐTĐ) Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể sử dụng bản sao chứng thực điện tử để thực hiện dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử từ ngày 2/1/2025.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động