Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị
Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống |
Tại Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức mới đây, các diễn giả đã trao đổi, phân tích về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật như mô hình TOD, quy hoạch, phát triển bền vững…
Thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông đánh giá, Luật Thủ đô 2024 tạo ra nhiều thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội.
Luật đã dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), bao gồm các nội dung như quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD, đầu tư phát triển đường sắt đô thị và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD.
Điều này giúp tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho các dự án đường sắt đô thị. Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội trong thời gian tới.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông. |
“Chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng đối với chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trong Luật Thủ đô. Cơ chế này giao quyền cho thành phố Hà Nội được làm chủ, quyết định toàn bộ dự án đường sắt đô thị, giúp đẩy nhanh tiến độ. Luật Thủ đô được áp dụng, Hà Nội có thể hoàn thành được mục tiêu phát triển đường sắt đô thị đã đề ra”, ông Đặng Huy Đông bày tỏ.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cũng nhìn nhận, ở những nơi có giao thông công cộng đi qua mới có thể phát triển khu đô thị nén. Bất động sản từ các khu đô thị nén này sẽ được tăng giá trị sẽ tạo nguồn vốn để phát triển giao thông công cộng.
Nếu đô thị từ 3 triệu dân trở lên mà phát triển giao thông hỗn hợp sẽ dẫn đến ùn tẵc giao thông. Do vậy, cần hạn chế phương tiện cá nhân, đó là sự lựa chọn bắt buộc. Muốn làm được điều đó, người dân phải đồng thuận rất cao với chính quyền để bỏ phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, để người dân ủng hộ, Nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu đi lại cho người dân bằng phương tiện công cộng.
“Tôi đi đường sắt đô thị, từ Ga Cát Linh đến Ga Hà Đông chỉ mất hơn 10 phút, điều này chứng minh đường sắt đô thị trên cao rất tiện lợi. Tuy nhiên, cần có hệ thống giao thông công cộng đồng bộ. Các tầng giao thông công cộng là đường sắt đô thị, xe buýt, xe taxi và xe điện nhỏ sẽ đảm bảo phủ kín nhu cầu đi lại của người dân”, theo ông Đặng Huy Đông.
GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 cho biết, các đô thị lớn trên thế giới đều phát triển đô thị hai bên sông, nhưng chúng ta chưa làm được điều đó với sông Hồng, trong khi những khu vực đó là khu vực đắc địa, có thể phát triển kinh tế.
GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029. |
Hay như đối với phố cổ, là nơi giá trị kinh tế rất cao, nhưng có nhược điểm là chật hẹp, chen chúc, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người dân, cũng như vấn đề về môi trường...
“Lần này chúng ta có Luật Thủ đô 2024, có khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề này. Có thể nói, những đại đô thị ven sông sẽ trở thành xu hướng của thời đại mới, giúp phát huy những giá trị văn hóa, sinh thái và khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ”, GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ.
Đặc biệt, thông qua công tác quy hoạch lần này, sông Hồng có thể cung cấp nước cho các hệ thống sông trong nội đô (sông Tô Lịch, sông Sét...) sẽ giúp làm sạch và làm sống lại những con “sống chết” tại nội đô. Như vậy, chúng ta đã có cơ chế rõ ràng để khai thác tiềm năng của sông Hồng.
“Trong tương lai, sông Hồng sẽ trở thành trục cảnh quan, văn hóa, dịch vụ, khi đó chúng ta sẽ thực sự có Thành phố bên sông” - GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Thay đổi có tính đột phá
Trong khi đó, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhìn nhận, trước đây khi chúng tôi còn làm ở Hà Nội, muốn điều chỉnh một quy hoạch được Thủ tướng duyệt phải qua tất cả bộ, ngành, rất vất vả. Nhưng lần này, Quốc hội giao cho Hà Nội tự quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch nếu đủ căn cứ, nhưng đương nhiên phải tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm...
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. |
Ông Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, trong Luật Thủ đô 2024, công tác quy hoạch là lĩnh vực quan trọng được chú ý. “Thời gian tới, Hà Nội cần cụ thể hóa những vấn đề trong chính sách đặc thù đã được xác định trong Luật Thủ đô 2024 để tạo ra những đột phá, phát triển mạnh mẽ cho Thủ đô. Trong Luật Thủ đô có những vấn đề rất mới về quy hoạch, trước hết là phân cấp, phân quyền; thứ hai là đưa ra những nhiệm vụ rất đột phá, thể hiện khát vọng vươn mình của Thủ đô”, ông Nghiêm nói.
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, chúng ta đang nói về việc cả nước đang bước vào kỳ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình và chúng ta cũng thấy rõ đó là kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh. Muốn làm được việc nay thì phải có những thay đổi có tính đột phá. Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng để hoàn thành công cuộc này, bởi Thủ đô là nơi tập trung những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu đó chính là cơ sở, tiềm năng để chúng ta dựa vào khoa học - công nghệ, để tạo ra đột phá.
Trong đó Luật Thủ đô sửa đổi đã tạo cơ sở pháp lý cho phép Hà Nội sử dụng ngân sách để phát triển khoa học - công nghệ, vượt qua khuôn khổ vốn có đó là cho phép nghiên cứu khoa học có rủi ro, để Hà Nội có thể làm những gì lớn nhất, tiên phong nhất. Bên cạnh đó cũng đưa ra những cơ chế để thu hút những nhà khoa học, những nhân tài với cơ chế đãi ngộ vượt trội...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đồng đầu tư cho concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Tết Sum vầy quận Cầu Giấy 2025: Đong đầy nghĩa tình Công đoàn
Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Tăng nặng mức xử phạt, ý thức tham gia giao thông chuyển biến
Tin khác
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Luật Thủ đô 2024 24/12/2024 16:12
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá
Longform 08/12/2024 21:13
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô
Longform 08/12/2024 21:10
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05