Công nhân trực tiếp mong muốn được giảm tuổi nghỉ hưu

(LĐTĐ) Đa phần công nhân trực tiếp thường khó làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, thậm chí chỉ cần đến độ tuổi 45, nhiều người lao động gặp khó khăn khi phải làm việc với cường độ lớn, cần độ chính xác cao trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
Bảo đảm đời sống của người lao động khi về hưu Thời điểm hưởng lương hưu được tính như thế nào? Người lao động đề xuất phương án quy định điều kiện đủ tuổi hưởng lương hưu

Ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã cho biết như vậy khi trao đổi tại hội nghị thông tin báo chí về Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 do LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức mới đây.

Ông Tạ Văn Dưỡng cho biết qua ghi nhận ý kiến của người lao động liên quan đến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì công nhân lao động sản xuất trực tiếp ở các doanh nghiệp mong muốn được giảm tuổi nghỉ hưu so với quy định hiện hành.

Hiện Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi, và thêm 4 tháng đối với lao động nữ đến khi đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, từ thực tế cơ sở, ông Tạ Văn Dưỡng cho rằng đa phần công nhân trực tiếp thường khó làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, thậm chí chỉ cần đến độ tuổi 45, nhiều người lao động gặp khó khăn khi phải làm việc với cường độ lớn, cần độ chính xác cao trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Công nhân trực tiếp mong muốn được giảm tuổi nghỉ hưu
Đa phần công nhân sản xuất trực tiếp khó làm việc được đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, do lúc này sức khỏe, độ nhanh nhẹn đã giảm. Ảnh minh họa.

“Lúc này sức khỏe, độ nhanh nhẹn của người lao động đều giảm, rất khó để đáp ứng yêu cầu”, ông Dưỡng nói. Thêm nữa, ngay cả một số doanh nghiệp cũng mong muốn cho người lao động được nghỉ hưu sớm, bởi những lao động lớn tuổi khi làm việc trong các dây chuyền có thể không theo kịp tiến độ, năng suất không được đáp ứng, trong khi đó, thu nhập, tiền lương của họ thường cao hơn nhóm lao động trẻ.

Theo ông Dưỡng, lao động lớn tuổi cũng thường là đối tượng mà các doanh nghiệp “nhắm” đến đầu tiên khi quyết định cắt giảm lao động, thậm chí có thể coi đây là “luật bất thành văn”. Thực tế đã có trường hợp doanh nghiệp muốn sa thải những lao động trên 35 tuổi để tuyển dụng những lao động trẻ vào dây chuyền sản xuất.

“Quy định về cắt giảm lao động hiện nay khá đơn giản, chỉ cần một đề án sắp xếp lại sản xuất là doanh nghiệp có thể cắt giảm hàng nghìn công nhân và nhóm đầu tiên họ nhắm đến luôn là lao động lớn tuổi”, ông Dưỡng nêu thực tế.

Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho rằng, đây rất có thể là kẽ hở để một số doanh nghiệp “lách luật”, vì vậy, khi doanh nghiệp có thông báo cắt giảm lao động, cần xem xét nắm tình hình cụ thể, ngoài các yếu tố do khó khăn chung, suy thoái dẫn đến thiếu đơn hàng.

“Đây là nội dung cần quan tâm trong vấn đề quản lý nhà nước để các doanh nghiệp không lợi dụng quy định về cắt giảm lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng nhằm sa thải lao động lớn tuổi khi họ không đáp ứng được yêu cầu và năng suất lao động của doanh nghiệp”, ông Dưỡng nêu quan điểm.

Ngoài đề xuất nên phân loại nhóm lao động trực tiếp và một số khu vực sản xuất được nghỉ hưu sớm, Công đoàn Hà Nội cũng kiến nghị xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm nghề nặng nhọc, độc hại để họ được hưởng chính sách nghỉ hưu sớm 5 năm so với quy định hiện hành.

Riêng với nhóm lao động trực tiếp, ông Dưỡng cho rằng tuổi nghỉ hưu tăng cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần. Bởi sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa đủ tuổi nghỉ hưu, nếu trong một thời gian không có việc làm và không tham gia tiếp bảo hiểm xã hội thì người lao động thường lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần.

Từ thực tế như trên, đại diện Công đoàn Hà Nội cho rằng quy định tuổi nghỉ hưu nên linh hoạt theo nhóm ngành nghề. Chẳng hạn, với nhiều trường hợp đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội, nhưng chưa đủ tuổi có thể linh hoạt cho nghỉ trước hay không?

“Chính sách cần linh hoạt, tăng quyền lợi để thu hút người lao động tự nguyện tham gia, từ đó giảm việc rút bảo hiểm xã hội một lần”- ông Tạ Văn Dưỡng nêu ý kiến.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Thị Huyền (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi muốn biết cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục? Trường hợp đủ 5 năm liên tục, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng bắt đầu từ ngày 1/7/2024 kéo theo chế độ đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động cũng có sự điều chỉnh.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát hợp đồng lao động và mức tiền lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương của đơn vị theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ 1/7/2024 để kịp thời điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động.
Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

(LĐTĐ) Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Dược. Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, khi thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả trong trường hợp thuốc giả nhưng lại có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động