Bộ Y tế xin ý kiến 2 tình huống ứng phó với đại dịch Covid-19

Để hoàn thiện Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023, Bộ Y tế đang tiếp tục tổng hợp ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia và các cơ quan liên quan.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân Bộ Y tế: Đôn đốc việc mua sắm, đấu thầu thuốc, đáp ứng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế Hà Nội đã chuẩn bị công tác y tế chu đáo, chuyên nghiệp cho SEA Games 31

Trước đó, Bộ Y tế có công văn xin ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, UBND 63 tỉnh/thành phố, các đơn vị liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023.

Bộ Y tế xin ý kiến 2 tình huống ứng phó với đại dịch Covid-19
Ảnh minh họa.

Hai tình huống đối phó với dịch Covid-19

Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023.

Trên cơ sở kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP, Bộ Y tế xây dựng các tình huống dịch Covid-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Theo đó, tình huống thứ nhất đặt ra là chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Tình huống thứ hai là có sự xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Trong 2 tình huống này, Bộ Y tế nhấn mạnh 1 trong 4 nguyên tắc đặt ra là vaccine là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong; tỷ lệ bao phủ vaccine cao ở tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm nguy cơ cao là nền tảng để từng bước nới lỏng các biện pháp y tế và biện pháp xã hội khác.

Trong tình huống thứ nhất, Bộ Y tế đề xuất một số hoạt động tập trung ở tình huống này là nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn; tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi và sớm triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng ngay trong năm 2022.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường theo dõi giám sát, xét nghiệm phát hiện kịp thời các biến chủng đáng lo ngại (VOC) và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả của các biện pháp can thiệp; triển khai giám sát giải trình tự gen tại các điểm giám sát trọng điểm để phát hiện sự tiến hóa của virus; mở rộng giám sát SARS-CoV-2 trên động vật (bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã).

Về các biện pháp xã hội, kịch bản tình huống 1 của Bộ Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ, song xem xét giảm bớt hoặc nới lỏng các điều kiện, hướng dẫn để tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân triển khai thực hiện.

Cùng đó, đánh giá việc thực hiện, điều chỉnh các chỉ số, ngưỡng xác định cấp độ dịch phù hợp với bản chất dịch, đáp ứng thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội.

Về công tác hậu cần, ngoài việc tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc Covid-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu, Bộ Y tế cũng đề xuất rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Với tình huống thứ hai, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Tổ chức Y tế thế giới, các nhà sản xuất vaccine để cập nhật các loại vaccine phù hợp với biến chủng mới virus SARS-CoV-2, kịp thời báo cáo Chính phủ để cập nhật và cho phép mua bổ sung phục vụ tiêm chủng cho người dân.

Tiếp tục triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tổ chức rà soát, tiêm mũi vaccine tăng cường phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính) hoặc người đã tiêm đủ mũi vaccine trên 3 tháng.

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; tăng cường công tác giám sát sự xâm nhập của biến thể mới của virus tại các cửa khẩu, khu vực biên giới…; tiếp tục giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, tập trung giám sát các trường hợp nhập viện, điều trị tích cực và các trường hợp tử vong.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở…

Đồng thời, tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc Covid-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh Covid-19.

Ở tình huống này sẽ thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch "5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

Về các biện pháp xã hội, tình huống 2 đặt ra việc thực hiện nghiêm việc đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch Covid-19 sang quản lý bền vững

Tại Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023, Bộ Y tế đưa ra thông tin, sau hơn 2 năm, dịch Covid-19 do các biến thể mới của SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, khiến quá trình lây lan nhanh hơn và mức độ nhiễm bệnh nhiều hơn so với chủng ban đầu.

Trong các nước của ASEAN, một số nước đã đưa các tiêu chí để coi Covid-19 là bệnh lưu hành. Indonesia quy định để coi Covid-19 là bệnh lưu hành, tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính phải dưới 1% dân số.

Thái Lan từ ngày 1/7/2022 sẽ coi Covid-19 là bệnh lưu hành với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện nay tỷ lệ này là gần 0,2%). Theo đó, Thái Lan sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ngoại trừ với những người đang nhiễm bệnh.

Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu số ca mắc mới giảm liên tục, số ca nặng và tử vong cũng giảm, trong khi tỷ lệ bao phủ vaccine tăng.

Tổ chức Y tế thế giới nhận định dịch Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày 31/3, Tổ chức Y tế thế giới ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng, chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch Covid-19 trong năm 2022. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Theo Trần Lam/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/bo-y-te-xin-y-kien-2-tinh-huong-ung-pho-voi-dai-dich-covid-19-695609/

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật và điều trị phục hồi thành công cho 1 cụ bà 92 tuổi, bị mắc bệnh hiểm nghèo và suy kiệt cơ thể nặng nề.
Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức chương trình "Tri ân thầy cô giáo – Gieo hạt yêu thương" dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy, cô trong quá trình thăm khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Chương trình diễn ra từ ngày 8/3 - 30/11/2024.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) ghi nhận 43 ca mắc sốt xuất huyết, đồng thời ghi nhận 1 ổ dịch đang hoạt động tại phường Trung Hòa. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, thời gian qua, quận Cầu Giấy đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội

Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng so với tuần trước đó.
Hướng tới mục tiêu phục vụ khám, chữa bệnh tốt hơn

Hướng tới mục tiêu phục vụ khám, chữa bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội luôn nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông dữ liệu trong thăm khám, điều trị và quản lý, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đây là những giải pháp được ngành Y tế Thủ đô áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm quá tải và phục vụ cho người bệnh ngày càng tốt hơn.
Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu lợn. Đây là ca bệnh thứ tư nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

(LĐTĐ) Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.
Khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

Khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 3313/SYT-NVD gửi các phòng, ban Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường quản lý mỹ phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động