Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) ghi nhận 43 ca mắc sốt xuất huyết, đồng thời ghi nhận 1 ổ dịch đang hoạt động tại phường Trung Hòa. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, thời gian qua, quận Cầu Giấy đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh Thanh Trì chủ động các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội

Quận Cầu Giấy gồm 8 phường, với dân số khoảng hơn 300.000 người. Đặc biệt trên địa bàn quận có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, khu nhà trọ sinh viên, nhiều công trình xây dựng thi công dở dang, người lao động thuê tập trung đông…, tình hình di biến động dân số cao nên quận Cầu Giấy luôn được coi là “điểm nóng” của dịch bệnh sốt xuất huyết.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy trực tiếp kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại cơ sở.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận ghi nhận 43 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 2 ca so với cùng kỳ năm 2023, bệnh nhân phân bố tại 7 phường gồm: Quan Hoa, Trung Hòa, Mai Dịch, Yên Hòa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Nghĩa Tân; riêng phường Nghĩa Đô chưa ghi nhận ca bệnh. Ghi nhận 1 ổ dịch đang hoạt động tại phường Trung Hòa.

Quận Cầu Giấy luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thành phố, hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phường tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Trung tâm Y tế quận phối hợp với đơn vị liên quan nắm chắc tình hình diễn biến của dịch, chủ động chuẩn bị vật tư, hóa chất thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cho biết, khi tiếp nhận thông tin ca bệnh, ổ dịch thì Trung tâm Y tế khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng, giám sát các chỉ số côn trùng, cùng với đó thực hiện tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi; tuyên truyền cho người dân khu vực có ca bệnh, ổ dịch các biện pháp phòng chống dịch. Trung tâm Y tế đã chủ động giám sát được 115/115 ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023, đạt 100% chỉ tiêu đề ra.

“Tuy nhiên, kết quả giám sát vệ sinh môi trường diệt bọ gậy vẫn còn phát hiện dụng cụ chứa nước có bọ gậy, tại một số điểm còn phát hiện muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, ổ bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước dễ quan sát như hòn non bộ, chậu cây cảnh, lọ cây phát lộc, lốp xe, thùng trữ nước sinh hoạt, bình tưới cây…”, ông Nguyễn Quốc Tuấn cho biết.

Trung tâm Y tế phối hợp với các đơn vị thường xuyên đánh giá các yếu tố nguy cơ, chỉ số véc tơ truyền bệnh tại các khu vực ổ dịch cũ, khu vực nguy cơ cao, giám sát khu vực có ca bệnh/ca nghi mắc mới kịp thời.

8/8 phường kiện toàn đội ngũ cộng tác viên với 1.132 thành viên; 970 đội xung kích với 2.273 thành viên; 227 tổ giám sát với 351 thành viên. Ban chỉ đạo phòng chống dịch các phường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho đội xung kích và tổ giám sát khi chưa có ổ dịch và khi có ổ dịch, bảo đảm hoạt động hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, toàn quận đã triển khai 10 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với 51.739 lượt hộ được kiểm tra/55.590 hộ gia đình (đạt 93%), trong đó có 1.267 người tham gia chiến dịch, phát hiện và xử lý được trên 7.200 dụng cụ chứa nước có bọ gậy; các phường duy trì tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy vào các buổi sáng thứ 7 hàng tuần.

Trước tình hình thời tiết mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi truyền bệnh, bên cạnh đó nhận thức của một số người dân vẫn còn chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Để chủ đông công tác phòng, chống dịch, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cho biết, Trung tâm Y tế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hàng tuần; giám sát chặt chē các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao... thực hiện phun hóa chất tại ổ dịch, khu vực nguy cơ cao tại các phường có số mắc tǎng cao, ổ dịch mới.

“Đồng thời, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm bệnh nhân mắc tại các cơ sở y tế và cộng đồng để điều tra, khống chế, xử lý kịp thời ca bệnh theo quy định, không để dịch lây lan, bùng phát; đảm bảo đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị và phòng chống dịch, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra”, ông Nguyễn Quốc Tuấn cho biết.

Trước diễn biễn phức tạp của thời tiết và tình hình dịch bệnh, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các phường không chủ quan, tiếp tục chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của đội xung kích diệt bọ gậy và tổ giám sát. Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết theo Đề án "Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2024-2026".

Trung tâm Y tế chỉ đạo các Trạm Y tế tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường không để phát sinh ổ bọ gậy, diệt muỗi, chống muỗi đốt; phối hợp tốt với cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý ổ dịch; quán triệt, vận động người dân hưởng ứng phun hoá chất diệt muỗi theo hướng dẫn của ngành Y tế để nâng cao tỷ lệ phun hóa chất diệt muỗi...; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của quận, phường, qua hệ thống mạng xã hội Facebook, Zalo...

Ông Nguyễn Quốc Tuấn cũng cho biết, trong tuần qua quận phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức lớp tập huấn phòng chống dịch sốt xuất huyết và bệnh bạch hầu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, phường, Trung tâm Y tế quận, đại diện đội xung kích, tổ giám sát và Bí thư chi bộ 8 phường trên địa bàn.

Minh Khuê - Duy Tuân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

(LĐTĐ) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa tổ chức gặp mặt người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu năm 2024 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọng”.
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

(LĐTĐ) Anh N.V.H (34 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu cùng với lưỡi bừa đang đâm xuyên cẳng chân.
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Năng động, nhiệt huyết và nhiều sáng kiến là ấn tượng đồng nghiệp dành cho bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, Phụ trách Khoa Lão khoa, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Chị là tấm gương sáng cho tinh thần sáng tạo, tích cực nghiên cứu, áp dụng những sáng kiến sáng tạo vào công tác điều trị, phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại Bệnh viện. Vừa qua, sáng kiến "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não” của chị đã được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vinh danh "Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân viên chức lao động Thủ đô năm 2024".
Xem thêm
Phiên bản di động