Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

(LĐTĐ) Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.
Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Khâm phục sức làm việc phi thường của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào hồi 13h38 ngày 19/7. Sự ra đi của Tổng Bí thư khiến tất cả cán bộ, nhân viên y tế tại đây xót thương, nức nở òa khóc như mất đi một người cha, một người ruột thịt trong gia đình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vinh dự được chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Suốt thời gian hơn 4 năm được chăm sóc Tổng Bí thư, những tình cảm ân cần, thăm hỏi, chia sẻ của đồng chí dành cho các cán bộ y tế bệnh viện; sự tận tâm cống hiến của Tổng Bí thư đều mang lại cho mỗi người bài học quý giá.

Trong niềm tiếc thương vô hạn và tình cảm của mình với Tổng Bí thư, Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tâm sự: "Sau mỗi lần Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương hội chẩn, xin thông qua với Tổng Bí thư phương án điều trị, sử dụng các kỹ thuật chăm sóc, Tổng Bí thư đều nói một câu rất ấm lòng “tuân chỉ”. Điều ấy giúp chúng tôi tự tin hơn, bao mệt mỏi cũng tan biến với mong muốn được chăm sóc Tổng Bí thư một cách tốt nhất".

“Tổng Bí thư chưa bao giờ khó chịu với việc chăm sóc của nhân viên y tế, luôn kiên trì điều trị và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của đội ngũ chăm sóc”, Thiếu tướng Lê Hữu Song nói.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, trong suốt quá trình điều trị, mặc dù có mệt, nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn cố gắng, tập từng bước để sức khỏe bình phục trở lại. Có lúc mệt mỏi không muốn ăn, nhưng Tổng Bí thư vẫn cố gắng ăn theo tiêu chuẩn để có được sức khỏe tiếp tục làm việc. Ý chí, quyết tâm của Tổng Bí thư khiến các cán bộ, nhân viên bệnh viện càng phải cố gắng hơn nữa trong công việc của mình.

Là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe Tổng Bí thư nhiều năm qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông (Khoa Bảo vệ, chăm sóc khỏe cán bộ Trung ương - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) tâm sự, cho đến những ngày tình trạng sức khỏe yếu đi, Tổng Bí thư vẫn duy trì lịch làm việc như thường ngày.

Khoảng 9h đến 9h30 sáng, Tổng Bí thư nghe các trợ lý, thư ký báo cáo tình hình công việc. Từ sau 10h30 và buổi chiều, Tổng Bí thư dành thời gian tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Khi nào thấy sức khỏe tốt, Tổng Bí thư ngồi đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.

“Bác làm việc cho tới hơi thở cuối cùng. Ngày 13/7, bác vẫn làm việc nhưng chiều chúng tôi phải đặt ống thở máy. Giây phút cuối cùng biết không thể cứu bác, nhiều người bật khóc. Chúng tôi thấy rất buồn, trống vắng, hụt hẫng, tiếc thương như mất đi điều gì đó thiêng liêng không thể tả nổi. Chúng tôi vô cùng thương tiếc một người vĩ đại như bác và tiếc không thể làm gì hơn được”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông tâm sự.

Vinh dự được trực tiếp chăm sóc Tổng Bí thư trong khoảng 4 - 5 năm qua, Thiếu tá, điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng rất khâm phục sức làm việc phi thường của Tổng Bí thư.

“Tổng Bí thư gần như không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Khi tỉnh giấc, ngoài thời gian uống trà buổi sáng, tập thể dục, Tổng Bí thư đều dành thời gian đọc báo, làm việc, tiếp khách. Khi nào mệt, Tổng Bí thư sẽ đề nghị được nghỉ ngơi”, điều dưỡng Hồng cho hay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông - bác sĩ trực tiếp điều trị cho Tổng Bí thư (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Tấm gương giản dị, mộc mạc, chân thành

Với đội ngũ nhân viên y tế tại đây, Tổng Bí thư là một “bệnh nhân đặc biệt” bởi bác là người luôn luôn phối hợp, tuân thủ trong công tác điều trị và hài lòng, yên tâm với trình độ, trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ nhân y tế của bệnh viện.

Những gì Tổng Bí thư để lại ấn tượng đối với mỗi nhân viên y tế, là tấm gương giản dị, mộc mạc, chân thành. Bác cũng rất quan tâm đến đời sống anh chị em trong khoa. “Khi gặp chúng tôi, Tổng Bí thư luôn hỏi han xem con cái chúng tôi đi học thế nào, các cháu bao nhiêu tuổi, có khó khăn gì không. Những lúc bác ngồi ngắm sông Hồng và đi bộ ngoài hành lang của khoa, đi bộ buổi sáng và tối, bác luôn nói chuyện vui vẻ”, điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng kể lại.

Hướng đôi mắt về căn phòng quen thuộc, điều dưỡng Hồng nghẹn ngào nói: “Ngay cả khi bác rời xa căn phòng này, khi chúng tôi trở lại đây vào ngày hôm sau, những nếp sinh hoạt, những hoạt động chăm sóc bác mỗi ngày vẫn hiện hữu trong tâm trí mỗi người. Bác đã để lại cho chúng tôi rất nhiều tình cảm thương yêu và một tấm gương cao cả của người chiến sĩ cách mạng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Thiếu tá, điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng và công việc hằng ngày là chăm sóc Tổng Bí thư (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng kể, sau thời gian căng thẳng, công việc vất vả, đôi lúc Tổng Bí thư hài hước, chia sẻ về tình yêu mộc mạc, giản dị, đạp xe đi trên triền đê trên quê bác… Chiều chiều, khi ngồi ở bộ bàn ghế đặt ngoài hành lang, hướng ra sông Hồng, Tổng Bí thư hay đọc những vần thơ nói vui về tình yêu: “Nhớ ai, nhớ mãi thế này/Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn”…

“Chúng tôi may mắn khi được ngồi cạnh Tổng Bí thư vào mỗi bữa cơm. Khi bác ăn cơm, chúng tôi cố gắng động viên bác ăn nhiều hơn vì khi ăn được nhiều, bác có sức khỏe hơn. Món ăn ưa thích nhất của bác là sữa chua. Dù có bớt lại một phần cơm hay thức ăn trong khẩu phần, nhưng lúc nào bác cũng ăn hết phần sữa chua”, điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng tâm sự.

Theo chia sẻ của nữ điều dưỡng, Tổng Bí thư rất thích ăn kẹo lạc mầm. Trên bàn làm việc của bác lúc nào cũng có lọ kẹo. Mỗi lần các y, bác sĩ ngồi quanh nghe kể chuyện, bác đều mời cùng thưởng thức, rất gần gũi, thân mật.

Ngoài công việc, vào lúc tập thể dục sáng sớm và tối, khi đi bộ dọc hành lang bệnh viện, Tổng Bí thư cũng rất thích hát bài “Bài ca Bắc Sơn”. Khi đó, các anh em trong ca trực đều tập cùng bác và hát cùng vài câu, “Bắc Sơn nơi đó xa trường xưa, Bắc Sơn đây núi rừng chiến khu…”, không khí rộn cả góc hành lang.

Phía ngoài căn phòng điều trị, bộ bàn ghế gỗ được sắp xếp ngay hành lang làm nơi thư giãn mỗi ngày của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhân viên y tế. Phía ghế Tổng Bí thư ngồi, hướng tầm mắt ra sông Hồng. Mỗi ngày, Tổng Bí thư đều dành khoảng thời gian sáng và chiều muộn để thảnh thơi, thư giãn, ngắm toàn bộ cảnh sông Hồng lúc bình minh lên và hoàng hôn mỗi chiều.

Những lúc đó, Tổng Bí thư nói chuyện thời sự, đôi khi là chuyện vui để thư giãn. Có thời gian, các y, bác sĩ làm vật lý trị liệu cho Tổng Bí thư tại hành lang. Có những lúc, Tổng Bí thư đọc một số câu thơ về phong cảnh, cuộc sống. Thường xuyên hơn, Tổng Bí thư chia sẻ về những khó khăn, vất vả của cán bộ y tế… Tất cả, dường như vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ mỗi cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

An Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai thác thương mại đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước ngày 28/7

Khai thác thương mại đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước ngày 28/7

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các công việc, hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024, nhất định không lùi tiến độ hoàn thành.
Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân nhấn mạnh, người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

(LĐTĐ) Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt. Để đạt được kết quả như vậy, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng liên tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Nâng cao chất lượng hoạt động mô hình tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Nâng cao chất lượng hoạt động mô hình tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(LĐTĐ) Sáng 23/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì ra mắt mô hình “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em” tại xã Thanh Liệt và tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1101/NQ-UBTVQH15 ngày 19/7/2024 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 gồm 7 chương và 54 điều, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Công an Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Công an Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Công an Thủ đô

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu lợn. Đây là ca bệnh thứ tư nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.
Khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

Khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 3313/SYT-NVD gửi các phòng, ban Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường quản lý mỹ phẩm.
Thẻ Bảo hiểm y tế - “phao cứu sinh” cho nhiều gia đình

Thẻ Bảo hiểm y tế - “phao cứu sinh” cho nhiều gia đình

(LĐTĐ) Đối với những người không may ốm đau, bệnh tật, tai nạn, nhất là người dân có hoàn cảnh khó khăn, thì tấm thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) thực sự là “phao cứu sinh” giúp các gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người bệnh yên tâm điều trị.
Các ổ dịch bạch hầu vẫn trong tầm kiểm soát

Các ổ dịch bạch hầu vẫn trong tầm kiểm soát

(LĐTĐ) Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tình hình bệnh bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số ca mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông

Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân V. V. Đ, (21 tuổi, ở Hà Nội), vào viện vì đa chấn thương do tai nạn giao thông.
Hà Nội duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong 6 tháng năm 2024, Hà Nội đã tập trung ổn định quy mô dân số, duy trì mức sinh thay thế; nâng cao chất lượng dân số, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Thành phố.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Xem thêm
Phiên bản di động