Bài 3: Tính cộng đồng và nét thanh lịch trong gia đình người Hà Nội
Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội | |
Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp |
PV: Thưa ông, ông có thể cắt nghĩa về văn hoá gia đình của người Hà Nội thế nào?
- Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Vấn đề này khá là phức tạp. Muốn giải đáp câu hỏi này thì phải đặt trong vấn đề chung của văn hóa.
Hiện nay các nhà nhân học xếp các loại văn hoá trên thế giới thành văn hoá dựa trên tính tập thể và văn hoá dựa trên tính cá nhân. Các dân tộc thuộc về châu Á và châu Phi thì thuộc văn hoá dựa trên tập thể, các văn hoá dựa trên cá nhân là Phương Tây và Bắc Mỹ.
Người Việt Nam chúng ta có một nền văn hoá riêng trước khi bị ảnh hưởng của Trung Quốc trong 1000 năm Bắc thuộc và sau đó tuy độc lập nhưng vẫn bị ảnh hưởng thêm 900 năm sau đó.
Văn hoá Việt khởi đầu cũng là văn hoá dựa vào tập thể. Cụ thể, chúng ta đã có nền văn minh sông Hồng. Tính tập thể (tính cộng đồng) được xem là một trong những giá trị căn bản và quan trọng nhất của văn hóa Việt Nam. Giá trị này có cội rễ sâu xa từ trong phương thức sinh tồn, yêu cầu cố kết chống thiên tai, yêu cầu đoàn kết chống giặc ngoại xâm và từ trong phương thức tổ chức xã hội truyền thống căn bản dựa trên các cộng đồng gia đình, làng xã. Giá trị cộng đồng hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của văn hóa, lịch sử, được củng cố và thấm sâu vào tình cảm tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Nhà văn hoá Hữu Ngọc với cuốn sách "Phác thảo chân dung Hà Nội" bằng tiếng Pháp do ông viết. |
Văn hoá Hà Nội nằm trong văn hoá Việt Nam. Vậy do vậy, văn hoá Hà Nội cũng là văn hoá mang tính cộng đồng.
Về phương diện kinh tế, kinh tế của gia đình là chính, gia đình là cơ sở của kinh tế. Cái gốc của xã hội của ta là gia đình, nhiều gia đình hợp lại thì lên làng xã. Hà Nội cũng là tập hợp chung của các làng xã. Tên các phố của Hà Nội xưa chính là tập hợp của các làng xã. Do các gia đình cùng nghề tạo nên thành các phố. Ví dụ, phố Hàng Gai là đa số do các gia đình làm lưới gai đánh cá. Phố Hàng Đồng là đa số các gia đình làm đồng… Vì vậy mới hình thành nên Hà Nội 36 phố phường.
Và những người ở làng quê, ví như tôi, quê gốc ở Bắc Ninh. Ông nội tôi đỗ Tú Tài, bỏ làng ra Thăng Long ở phố hàng Gai, nhưng gốc rễ vẫn có quê quán. Tuy ở Hà Nội, nhưng vẫn có họ hàng ở quê, vẫn có sự liên kết, gắn bó với quê hương mang tính cộng đồng. Nó khác phương Tây ở chỗ đó. Hà Nội là tập hợp các làng nghề thủ công. Từ đó mà cắt nghĩa về cái quan trọng của gia đình gắn với làng xã. Gia đình ở Hà Nội vẫn gắn liền với làng xã, có gốc gác từ làng xã mà thành. Tuy là phố nhưng vẫn thờ chung một ông thành hoàng làng. Và những người cùng làng, cùng xóm gắn bó với nhau rất thân mật, tạo nên tình làng nghĩa xóm.
Vậy ông có thể cho biết tính cộng đồng và nét thanh lịch trong gia đình người Hà Nội được thể hiện như thế nào?
- Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Trước Cách mạng Tháng Tám, ta bị Pháp đô hộ nhưng gia đình truyền thống cơ bản vẫn được tồn tại. Ở Thủ đô Hà Nội, gia đình truyền thống vẫn có nề nếp và sự thanh lịch sâu đậm. Vì Thủ đô là nơi tập trung các trí thức, đặc biệt là các nhà khoa bảng, nho học.
Ví dụ gia đình của tôi, nề nếp trong gia đình của tôi theo nếp thanh cao, trong sáng về tinh thần và trong ứng xử thì rất lịch sự. Nét thanh lịch này thể hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, như ăn nói trong nhà thì phải tôn trọng người cao tuổi, từ ông bà cha mẹ tới anh chị. Bố mẹ nói chuyện với ông bà, con cái nói chuyện với bố mẹ thì bao giờ cũng phải đứng cho ngay ngắn, phải khoanh tay thưa gửi và đặc biệt không bao giờ được dùng từ thô tục.
Tết đến, ông bà ngồi 2 chiếc ghế song song, bố mẹ đứng hai bên và con cháu xếp thành hai hàng trước. Nếu ông bà già còn có tục quỳ lễ hay vái để ông bà cha mẹ mừng tuổi. Ngày Tết là ngày cúng tổ tiên long trọng nhất để mời các cụ về vui xuân với con cháu. Hai bên nhà thờ, đặt 2 cây mía để các cụ làm gậy chống về với con cháu. Tết còn có tục hoá vàng, đốt đồ dùng cho các cụ mang đi. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên cho đến ngày nay vẫn là một tục lệ không bao giờ bỏ.
Khi ăn cơm thì phải mời hết cả người trên hết lượt thì mới được cầm đũa. Khi ăn phải tránh nhai tóp tép và khi gắp cũng phải để ý "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Khi ăn cơm mọi người thường ngồi vòng tròn quanh mâm trên chiếu. Người con dâu cả ngồi cạnh nồi xới cơm cho cả gia đình.
Đối với chuyện mặc, gia đình dù nghèo đến đâu ra đường cũng không được mặc áo ránh rưới. Nếu quần áo cũ quá thì phải vá mới được ra đường.
Ở phố cổ Hà Nội tập trung gia đình ở cùng làng với nhau tạo nên phố. Các gia đình ở cùng một phố coi nhau như láng giềng gần, trông nom con cái cho nhau khi đi vắng. Tránh cãi cọ và giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong nhà. Không như ngày nay ở những khu chung cư mới, hiện đại, gia đình nào cũng đóng cửa kín mít. Có khi hàng tháng không gặp nhau. Gia đình trước đây tình làng nghĩa xóm gắn bó rất sâu sắc. Các gia đình ở gần nhau, giúp đỡ nhau còn tồn tại sau thời Điện Biên Phủ. Ở những khu tập thể mới ra đời như khu Kim Liên, Thành Công, Ba Đình… mới đầu vẫn còn tình làng nghĩa xóm có bếp chung, nhà vệ sinh chung nên láng giềng, hàng xóm rất thân mật, giữ được nét thanh lịch.
Tôi còn nhớ ở phố Hàng Gai những năm tôi khoảng 9-10 tuổi, khi bà mẹ tôi còn sống (bà mất sớm khoảng 30 tuổi), bà có một sạp hàng nhỏ để kiếm thêm tiền nuôi gia đình, bố tôi khi đó làm công chức. Bà lại mộ đạo Phật nên mỗi khi mùa hè đến, bà thường đun sẵn một âu nước vối đặt ngoài cửa để khách qua đường ai khát thì uống. Cứ đến Chủ Nhật, thì bất cứ người ăn xin nào (hồi đó rất lắm ăn xin) đứng cửa bà sẵn có ống tiền cho họ 1, 2 xu. Đó chính là nét thanh cao của người Hà Nội.
(còn tiếp)
Nhà văn hoá Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, nay đã vào tuổi 101. Ông nguyên là Giám đốc NXB Ngoại văn, Tổng Biên tập 3 tờ báo đối ngoại: Tia lửa (Pháp ngữ) từ thời kháng chiến chống Pháp, Việt Nam tiến lên (Anh, Pháp, Quốc tế ngữ), Nghiên cứu Việt Nam (Anh, Pháp ngữ). Đến nay, trong số 34 cuốn sách về di sản văn hóa Việt Nam mà ông đã viết bằng Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và cả bằng tiếng Việt thì một phần không nhỏ là viết về Thủ đô thân yêu. Trong số sách mà Hữu Ngọc viết về Thủ đô phải kể đến cuốn “Phác thảo chân dung văn hóa Hà Nội” viết bằng tiếng Pháp. Đây là công trình đầu tay về văn hóa Hà Nội của ông và là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về thủ đô cho người nước ngoài kể từ tháng 8/1945 đến thời điểm năm 1997. Với hơn 200 trang, cuốn sách giới thiệu về Hà Nội một cách hệ thống, như một tấm gương phản ánh lịch sử của Việt Nam. Năm 2010, kỷ niệm 1 nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã được đặt hàng biên soạn sê-ri 10 cuốn “Hanoi, who are you?” (Hà Nội, bạn là ai?) bằng tiếng Anh để phục vụ công tác đối ngoại. Mỗi tập giới thiệu một nét độc đáo về địa lý, văn hóa, con người Hà Nội như: Lịch sử Hà Nội (là lịch sử Việt Nam thu nhỏ), khu phố cổ, khu phố Tây, khu thành cổ, khu ngoại ô, ẩm thực, tìm hiểu các nhân vật qua tên phố, đời sống tâm linh, văn hóa nghệ thuật, giáo dục... Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương “Ngôi sao phương Bắc”, Chính phủ Pháp tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm và giải “Lời Vàng” cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác. Năm 2017, ông vinh dự nhận được "Giải thưởng Lớn" Bùi Xuân Phái – Vì một tình yêu Hà Nội bởi những công trình đồ sộ, tâm huyết về Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51