Bài 4: Thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây
Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội | |
Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp |
PV: Thưa ông, nét thanh cao trong gia đình của người Hà Nội có sự chuyển biến không?
Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Tôi muốn gọi đó là sự tiếp biến văn hóa. Như ta đã biết, Pháp chiếm Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỷ 19 và đã cải cách giáo dục, thành thị hoá Hà Nội... theo kiểu châu Âu.
Cho nên vào những năm 20-30 của thế kỷ 20 thì đã xảy ra hiện tượng mà xã hội học gọi là tiếp biến văn hóa. Hiện tượng này mới xuất hiện trong xã hội học phương Tây vào khoảng nửa sau thế kỷ 20.
Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, văn hóa gia đình thời hiện đại nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây. (Ảnh minh hoạ). |
Tiếp biến văn hoá có nghĩa là khi 2 nền văn hóa của dân tộc khác gặp gỡ nhau thì dễ dàng chịu ảnh hưởng của nhau, có thể mất đi một số yếu tố của mình nhưng du nhập một số yếu tố của đối phương.
Đó là nói về những dân tộc có văn hoá tương đối vững chắc và lâu dài như ta đã từng du nhập văn hoá Trung Quốc, văn hoá Pháp… và từ sau năm 1975 là văn hoá toàn cầu. Thời kỳ 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ mới chỉ là thời kỳ quốc tế hoá.
Việt Nam khác các nước châu Phi vì ta có một nền văn hóa bản địa (văn hóa Việt vững chắc) nên qua mấy lần tiếp biến văn hóa với Trung Quốc và Pháp, quốc tế (một số nước tư bản) và toàn cầu hóa ta vẫn giữ được bản sắc chứ không mất đi như hiện tượng ở một số nước châu Phi.
Vậy hiện tượng tiếp biến văn hóa đối với gia đình Hà Nội là thế nào, thưa ông?
Hà Nội ảnh hưởng văn hóa phương Tây thời Pháp thuộc sâu đậm bắt đầu từ những năm 20-30 của thế kỷ 20. Khi chữ quốc ngữ phổ biến và tiếng Pháp cũng được nhiều người sử dụng ở Hà Nội thì Tây hoá ngày càng rõ rệt. Ví dụ việc đa thê, lập gia đình sớm thể hiện trong truyền thống cộng đồng của người Việt mất dần.
Còn một số phong tục tập quán thể hiện thanh lịch cổ truyền cũng biến mất và bị thay thế bằng những yếu tố phương Tây như nhuộm răng đen dần dần ở Hà Nội thay thế bằng để răng trắng.
Vì ngày xưa các cụ cho là răng trắng là răng của đầu lâu (người chết). Đó là sự khác nhau về quan niệm cái đẹp – răng đen mới đẹp. Mới đầu, me Tây, gái giang hồ mới cạo răng trắng còn con nhà tử tế, có giáo dục không bao giờ để răng trắng.
Một tiếp biến văn hóa khác là áo dài. Năm 1925, Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương để đào tạo hoạ sỹ. Bài học đầu tiên là vẽ thân thể người. Khi đó, sinh viên Việt Nam mới thấy được cái đẹp của thân thể con người và đã cải cách áo dài cổ, áo tứ thân tạo thành áo dài Lemur do hoạ sỹ Cát Tường cách tân bấy giờ. Áo dài tân thời khác áo tứ thân ở chỗ, áo tứ thân như hộp tròn che giấu những nét cong gợi cảm của thân thế phụ nữ, đây được coi là hiện tượng tiếp biến văn hóa trong trang phục.
Thời kỳ này, Pháp sử dụng chữ quốc ngữ rộng rãi với mục đích cai trị dễ hơn. Những nhà yêu nước tìm cách phổ biến chữ quốc ngữ với mục đích dùng làm công cụ đấu tranh chống thực dân. Lúc này các gia đình ở Hà Nội khuyến khích con cái đi học chữ quốc ngữ nhiều hơn.
Vào những năm 30 của thế kỷ 20, với sự phát triển của chữ quốc ngữ đã mở đường cho phong trào Thơ mới với những cá tính sáng tác độc đáo, khẳng định cái "tôi, đòi hỏi quyền lợi cá nhân và sự tự do cho dân tộc. Đa số những nhà văn thuộc phong trào Thơ mới đã theo cách mạng.
Kết quả là, gia đình truyền thống ở Hà Nội đã có hơi hướng của gia đình hiện đại với sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Phụ nữ được học hành, làm chủ gia đình, kinh tế. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khi đàn ông ra mặt trận, đàn bà ở lại gánh vác kinh tế gia đình và đóng góp vào kháng chiến, huy động đi dân công. Ví dụ rõ nhất là đóng góp của phụ nữ trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi phụ nữ đi tải gạo, súng đạn, đào đường…
Thưa ông, vậy thời hậu chiến và hiện đại thì những gia đình ở Thủ đô có sự thay đổi ra sao?
Từ sau năm 75, ta mất một chục năm tập trung kinh tế nông nghiệp, xã hội hóa nông thôn một cách máy móc nên kinh tế các gia đình cực kỳ nghèo. Bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới (1986) ta mới áp dụng chính sách đổi mới, giao việc sản xuất, chịu trách nhiệm cho từng gia đình thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, kinh tế gia đình có sự chuyển dịch.
Người dân được khuyến khích làm giàu và thành lập các doanh nghiệp tư nhân. Do đó, không ít gia đình trở nên giàu có và xã hội dần dần hình thành một bên là số gia đình giàu, một bên là gia đình rất nghèo, ở giữa là một số gia đình trung lưu, khá giả.
Đồng thời, với sự hình thành của toàn cầu hóa, sự chia rẽ thành phần giai cấp cũng gây những biến đổi về mặt tâm lý xã hội. Ví dụ như trong gia đình giai cấp trung lưu mới, phụ nữ được học hành như ở Hà Nội đã tự khẳng định giá trị, không chịu lép vế như trước và con số ly dị không ngừng tăng.
Việc lập gia đình muộn đối với một số phụ nữ có vị trí xã hội cao đang có xu hướng tăng và thậm chí họ còn không muốn lấy chồng. Còn ở nông thôn dẫn đến hiện tượng nam giới bỏ vợ cũng tăng.
Nhưng nói chung gia đình ở Hà Nội với tục thờ cúng tổ tiên vẫn là một yếu tố giữ cân bằng cho xã hội và đóng góp vào sự tiến chuyển lành mạnh của xã hội. Hầu như, gia đình nào cũng có bàn thờ cúng tổ tiên và lễ Tết nào cũng họp mặt. Những ngày cuối tuần, nhiều gia đình có cuộc họp mặt ăn chung với đại gia đình lớn để tăng sự gắn bó.
Hằng năm, có cuộc họp các gia đình của một dòng họ. Như dòng họ Nguyễn của tôi qua 30 năm chiến tranh và phân chia Nam Bắc, nhiều gia đình vào Nam thì từ những năm 90, cứ đến sau Tết lại có một cuộc tế tổ tập hợp các gia đình trong cả nước. Đây là dịp để con cháu trong các gia đình ôn lại truyền thống dòng họ, nhắc nhở và gắn kết nhau cùng đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau.
Còn vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay thì tôi nghĩ nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông-Tây. Đó là, thực hiện sự tôn trọng cá nhân của gia đình phương Tây những vẫn giữ lễ độ cần thiết giữa ông bà, cha mẹ và coi cái.
Tôi cho rằng, giới trẻ ngày nay không nên bắt chước giới trẻ phương Tây đủ 18 tuổi là tự do, phóng khoáng, được quyền làm những gì mình thích mà không có khuôn khổ. Thậm chí, không ở chung với bố mẹ mà ở riêng và hoàn toàn tự do cá nhân.
Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. Đặc biệt, những nề nếp, gia phong, ông bà tổ tiên đã để lại thì nên giữ gìn.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25