Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô | |
Lại nhớ chút Tết xưa Hà Nội | |
Lan tỏa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" |
Đến phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội) hỏi về gia đình cụ Lê Thị Quỳ ai cũng biết. Bởi đó là gia đình nổi tiếng về truyền thống văn hoá gia đình, luôn sống đầm ấm, hạnh phúc với nhau. Đằng sau cánh cổng gỗ in hằn thời gian là những câu chuyện về đại gia đình có 22 đời sinh sống tại Hà Nội.
Một góc bếp trong căn nhà cổ thời Pháp vẫn giữ được những nét truyền thống. |
Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp cụ Quỳ là một cụ bà đã 91 tuổi, tóc bạc phơ như một bà tiên với nụ cười vô cùng hiền hậu. Cụ Quỳ có tất cả 6 người con, 5 trai, 1 gái. Tất cả đều đã trưởng thành, lập gia đình và có địa vị nhất định trong xã hội. Bao năm nay, gần 20 thành viên trong gia đình cụ Quỳ, sinh sống êm đềm, hạnh phúc trong một ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi, rộng 200m2 được xây dựng từ thời Pháp.
Chân dung cụ Lê Thị Quỳ, nay đã 91 tuổi. |
Được biết, con trai cả của cụ năm nay đã hơn 70 tuổi và nguyên là bác sĩ Quân y viện 103. Con trai thứ hai nhà cụ nguyên là cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Cô con gái duy nhất của cụ nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam. Con trai thứ tư của cụ năm nguyên là cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Con trai thứ 5 của cụ là doanh nhân. Còn con trai thứ 6 của cụ hiện kinh doanh ngoài.
Cụ Quỳ và con trai thứ của mình. |
Theo nếp nhà, các cháu cụ Quỳ cũng rất tự giác học tập và học giỏi. Hiện các cháu của cụ đều có công việc ổn định như kỹ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học…
Đã bước qua tuổi cổ thập lai hy, dù vẫn còn minh mẫn nhưng sức khoẻ cụ Quỳ cũng hạn chế hơn xưa. Tiếp chuyện tôi là ông Nguyễn Hào Hùng - con trai thứ hai của cụ.
Ông Hùng kể, xưa kia, vốn ngoan ngoãn hiền lành nên cụ Lê Thị Qùy được nhiều bậc cha mẹ nhắm làm dâu. Vạn sự tùy duyên, rồi bà được gả cho ông Nguyễn Đình Kỷ, xuất thân trong gia đình trí thức.
Con cháu cụ Quỳ luôn tự hào về dòng họ truyền thống có 22 đời ở Hà Nội của mình. |
Vì cụ ông là con trưởng của dòng họ nên một năm gia đình 4 thế hệ này có 7 cái giỗ chính phụ khác nhau. Mỗi lần nhà có công việc hay tụ tập, là gia đình này lại đông đúc như một cái chợ nhỏ. Đặc biệt, ngày Tết Nguyên Đán, họ vẫn duy trì sum họp gia đình 30 Tết và đi lễ mùng 1 Tết. Các thế hệ trong gia đình luôn biết trân trọng, tự hào về nếp nhà và gia phả dòng tộc Nguyễn Đông Tác của mình.
Năm 2000, do tuổi cao sức yếu nên ông Kỷ qua đời. Từ ngày chồng mất, cụ Quỳ là người cốt cán giữ nếp nhà xưa. 4 thế hệ sống cùng nhau trên một mảnh đất, dù có nhiều gia đình nhỏ chung sống, nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng chưa bao giờ gia đình này có mâu thuẫn lớn. Ngược lại, được sự cầm "trịch" của cụ Quỳ, họ vẫn giữ yêu thương và trân trọng nhau.
"Có lần tranh cãi về việc tổ chức lễ Tết, giỗ chạp… anh em không thống nhất được ý kiến, chúng tôi đứng ra thu thập ý kiến của từng nhà, sau đó trình bày với mẹ, mẹ là người đứng ra hòa giải, đưa ra hướng giải quyết. Chúng tôi ít khi làm trái lời cụ, truyền thống kính già nhường trẻ được chúng tôi duy trì" - ông Hùng cho biết.
Mặc dù hồi xưa được giáo dục nghiêm khắc là vậy nhưng đến thời mình dạy con, cụ không dùng roi vọt, quát mắng, hà khắc. Ông Hùng tâm sự: "Mấy mươi năm nuôi dạy, mẹ tôi chưa bao giờ quát mắng, đánh đập mà thường dạy bảo con cái thông qua các câu ca dao, tục ngữ, qua những câu truyện cổ tích. Niềm vui đơn giản của chúng tôi là tối tối nằm xung quanh mẹ và nghe mẹ kể một câu chuyện cổ tích Việt Nam. Những câu chuyện tuổi thơ mẹ kể cũng giúp chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn với truyền thống, văn hóa của dân tộc, của gia đình. Ký ức thời thơ ấu theo chúng tôi lớn dần theo năm tháng, khôn lớn trưởng thành".
Để động viên con cháu học tập, dòng họ Nguyễn từ xưa tới nay có quỹ khuyến học riêng. Mỗi khi con cháu có thành tích nổi bật trong học tập đều có bằng khen, quà động viên thể hiện sự ghi nhận của gia đình.
Dù xã hội thay đổi, nhiều trật tự đã đảo lộn nhưng gia đình ông vẫn giữ nếp nhà xưa. Dẫu biết rằng việc giữ nếp của gia đình tứ đại đồng đường không hề dễ dàng. Dù đi đâu, các thành viên vẫn coi gia đình là bến đỗ yên bình nhất. Mỗi thành viên có ý thức tiếp thu văn hóa mới tiên tiến, duy trì văn hóa truyền thống để xây dựng nếp nhà văn minh hơn.
Nếp nhà đã được các cụ lưu truyền bao đời nay, các con, các cháu làm gì thì làm nhưng không được làm hỏng thanh danh ông bà giữ gìn. Đó là những điều con cháu trong gia đình cụ Quỳ luôn khắc cốt ghi tâm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01