Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa

Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập trên cơ sở khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa
Làng nghề sơn mài Hạ Thái là một trong những nghề truyền thống đã và đang được người dân gìn giữ và phát triển.

Về nguyên tắc thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, tuyến phố đi bộ, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa. Khu phát triển thương mại và văn hóa thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự quản; bảo đảm sự đồng thuận của đa số đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình trong khu vực; đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường của khu phát triển thương mại và văn hóa…

Hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa gồm các hoạt động văn hóa, thương mại, du lịch, quản lý và vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa cùng các hoạt động khác mà pháp luật không cấm. Trong đó, hoạt động văn hóa gồm: Tổ chức các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa truyền thống; xây dựng, phát triển các bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật; gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, công trình văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị, cảnh quan tiêu biểu, phong tục, tập quán tiêu biểu; hoạt động đào tạo, dạy nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực nghề, văn hoá nghề.

Hoạt động thương mại gồm: Phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ các ngành, nghề truyền thống và đặc sản địa phương. Hoạt động du lịch gồm: Quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác.

Để có kinh phí hoạt động, khu phát triển thương mại và văn hóa được phép thu các khoản từ bán vé tham quan, biểu diễn nghệ thuật; hoạt động trông giữ phương tiện và dịch vụ khác; khoản đóng góp của cư dân, tổ chức, doanh nghiệp; các khoản chi của nhà nước theo quy định và từ các nguồn hợp pháp khác. Quan trọng là các khoản thu này phải theo nguyên tắc không nhằm mục tiêu lợi nhuận, chỉ nhằm bảo đảm chi trả cho các khoản chi của khu phát triển thương mại và văn hóa; không được trùng với các khoản thu dịch vụ công và các khoản thuế, phí và nghĩa vụ tài chính của nhà nước; đồng thời bảo đảm công bằng cho gia đình chính sách, người có công, gia đình có người khuyết tật, hộ kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ...

Khung pháp lý đầy đủ để phát triển bền vững

Trong quá trình lấy ý kiến, đa số chuyên gia, người dân đều đồng tình với các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết. Ông Đỗ Duy Nhuận (trú tại quận Thanh Xuân) cho biết: “Là người gắn bó gần như cả cuộc đời với Hà Nội, sau khi dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) được đăng tải để lấy ý kiến rộng rãi, tôi đã nghiên cứu và thấy các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết khá phù hợp. Với đặc thù dân số đông, lượng khách du lịch lớn, việc thành lập và phát triển các khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ giúp quảng bá hình ảnh Thủ đô, mà còn tạo cơ hội việc làm, duy trì và hồi sinh nhiều ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.

Theo ghi nhận, tại Hà Nội hiện chưa có khu phát triển thương mại và văn hóa theo đúng nghĩa, nhưng những “hình hài” ban đầu của mô hình này đã xuất hiện và đang góp phần tích cực vào thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như: Phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ (quận Hoàn Kiếm), phố đi bộ đảo Ngọc - Ngũ Xã (quận Ba Ðình)…

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) được kỳ vọng sau khi ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thu hút đầu tư và định hướng phát triển cho các khu vực được xác định là có tiềm năng trở thành trung tâm thương mại sầm uất, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng. Việc quy hoạch và phát triển các khu vực này được xem là một bước đi chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của Hà Nội trong khu vực và quốc tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội) cũng đồng tình và đánh giá cao với những nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).

Theo PGS.TS Bùi Thị An, văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Vì vậy phải được bảo tồn, duy tu, quảng bá và phát triển. Và việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là giải pháp tối ưu nhằm huy động nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu này. “Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp… nhằm quảng bá văn hóa cả ở trong nước và quốc tế. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ phát huy được lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh về văn hóa của Hà Nội. Nhờ vậy, Hà Nội sẽ có thêm nhiều thuận lợi để phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch được tập trung hơn, không còn tản mạn, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Từ đó góp phần phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống…”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.

Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là tốt, tuy nhiên, cần đảm bảo sự phát triển hài hòa. Trong nội dung dự thảo Nghị quyết đã đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường. Chính quyền phải siết chặt quản lý; đồng thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng, tránh thương mại hóa quá mức dẫn đến mất đi bản sắc vốn có…

Cùng đó, dự thảo Nghị quyết quy định rõ các khoản thu được sử dụng để bảo đảm chi trả cho việc quản lý, vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa; cải tạo, chỉnh trang, bảo vệ cảnh quan và di sản văn hoá vật thể trong khu phát triển thương mại và văn hóa; bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự trong khu phát triển thương mại và văn hóa; xây dựng, lắp đặt các các công trình mỹ thuật, công trình văn hoá phục vụ cho đời sống văn hoá của người dân... Những quy định này sẽ giúp nâng cao niềm tin của người dân, doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển bền vững của khu phát triển thương mại và văn hóa trong tương lai.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công ty cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh vừa công bố mở bán đợt cuối dự án bất động sản QMS TOP TOWER tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tạm giữ tài xế trong vụ lật xe khách tại Tam Đảo khiến 4 người tử vong

Tạm giữ tài xế trong vụ lật xe khách tại Tam Đảo khiến 4 người tử vong

Liên quan đến vụ lật xe khách khiến 4 người tử vong và 12 người khác bị thương, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tạm giữ hình sự lái xe Nguyễn Văn Tư về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Người dân TP.HCM nô nức đi xem lễ tổng duyệt diễu binh diễu hành chào mừng đại lễ 30/4

Người dân TP.HCM nô nức đi xem lễ tổng duyệt diễu binh diễu hành chào mừng đại lễ 30/4

Ngày 27/4, dù giữa tiết trời nắng gắt, oi nồng nhưng người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn tập trung đông đúc dọc các tuyến đường gần nơi tổng duyệt lễ duyệt binh diễu hành (khu vực đường Lê Duẩn, quận 1) chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để được gặp, động viên và chia sẻ niềm vui, niềm tự hào dân tộc với các đoàn tham gia lễ tổng duyệt.
​Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí​

​Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí​

Tối ngày 26/4, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), đêm chung kết cuộc thi “Press Beauty – Tài sắc nữ báo chí 2025” đã diễn ra đầy cảm xúc và hoành tráng, khép lại hành trình mùa thứ 10 của sân chơi sắc đẹp – trí tuệ uy tín dành cho nữ sinh báo chí.
Sân chơi thể thao của cán bộ, đoàn viên Công đoàn

Sân chơi thể thao của cán bộ, đoàn viên Công đoàn

Ngày 27/4, Cụm thi đua số 4 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức Giải Pickleball lần thứ nhất năm 2025 chào mừng Đại hội Đảng các cấp và kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 139 năm Ngày Quốc tế Lao động.
Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Nhận thức rõ vai trò thiết yếu của hạ tầng thông tin trong công cuộc chuyển đổi số và đặc biệt là việc thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số", trang bị kỹ năng số cho toàn dân, quận Ba Đình đã triển khai lắp đặt hệ thống wifi miễn phí tại khu vực công cộng, vườn hoa, sân chơi, những nơi tập trung đông người dân
Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Sơn Tây: Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Ngày 27/4, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã phối hợp tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động”; khai mạc Hội thao công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã năm 2025.

Tin khác

Ký ức về những người mẹ huyền thoại

Ký ức về những người mẹ huyền thoại

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2025) và hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025); Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Chi hội Nhiếp ảnh – Báo chí (Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh “Ký ức và huyền thoại”.
An sinh xã hội Hà Nội: Chặng đường bền vững vì người dân Thủ đô

An sinh xã hội Hà Nội: Chặng đường bền vững vì người dân Thủ đô

Không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính của cả nước, Hà Nội còn tiên phong công tác đảm bảo an sinh xã hội, lấy con người làm trọng tâm trong chiến lược phát triển. Từ trợ cấp xã hội, hỗ trợ người có công, xóa nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… mỗi chính sách đều thể hiện một cam kết mạnh mẽ: Không ai bị bỏ lại phía sau trong dòng chảy phát triển của Thủ đô.
Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tối 26/4, tại Sân khấu chính - Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Thị ủy - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức sơ kết 3 năm hoạt động không gian văn hóa và tuyến Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài 2025.
Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Ngày 25/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Hoàn Kiếm tổ chức kỳ họp thứ 18, HĐND quận khóa XX. Tại kỳ họp, HĐND quận đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; phê duyệt quyết toán ngân sách Nhà nước quận năm 2024.
HĐND quận Long Biên biểu quyết tán thành phương án sắp xếp còn 4 phường

HĐND quận Long Biên biểu quyết tán thành phương án sắp xếp còn 4 phường

Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Long Biên khóa IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung theo thẩm quyền, trong đó có chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hai Bà Trưng thông qua chủ trương sắp xếp 3 đơn vị hành chính cấp phường

Quận Hai Bà Trưng thông qua chủ trương sắp xếp 3 đơn vị hành chính cấp phường

Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Hai Bà Trưng khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 16. Tại kỳ họp, HĐND quận đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cơ sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Những ngày này, trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội được trang hoàng rực rỡ trong sắc đỏ cờ hoa chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Huyện Đan Phượng: Hơn 93% cử tri đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Huyện Đan Phượng: Hơn 93% cử tri đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cấp xã mới gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Liên Minh, sau khi Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 23, khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2025.
100% đại biểu HĐND quận Đống Đa tán thành phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở

100% đại biểu HĐND quận Đống Đa tán thành phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở

Vừa qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Đống Đa khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 18 để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn.
Đa số cử tri quận Cầu Giấy đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Đa số cử tri quận Cầu Giấy đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

238/238 tổ dân phố trên địa bàn quận Cầu Giấy đã hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, kết quả với 98,19% cử tri đại diện hộ gia đình đã tham gia bỏ phiếu, trong đó 96,38% cử tri đồng ý với phương án sắp xếp.
Xem thêm
Phiên bản di động