Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà Tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới Ất Tỵ Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Thành lập năm 1976, trên cơ sở tiếp quản các nhà máy bỏ hoang sau ngày giải phóng, quá trình phát triển của Vinamilk gắn liền với mỗi bước chuyển mình của đất nước. Suốt hành trình gần nửa thế kỷ qua, bà Liên cho biết, doanh nghiệp tỷ đô này đã có rất nhiều lần thay đổi, điều chỉnh hoạt động, quản lý… để phù hợp với cơ chế thị trường cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Nhưng đến đầu những năm 2020, “nữ tướng” ngành sữa nhận ra rằng đã đến lúc phải thay đổi một cách căn cơ, toàn diện mọi hoạt động của công ty.

Vinamilk gần 50 năm tuổi. Thương hiệu lâu đời dễ mang đến cảm giác già cỗi. Hơn nữa, chúng ta đang có một thế hệ tiêu dùng mới - thế hệ trẻ. Nếu không tiếp cận được, chúng ta không thể duy trì thương hiệu. Có người nói Vinamilk quá khổng lồ để thay đổi. Nhưng nếu không đổi mới chính mình, thì không thể tồn tại”, CEO Vinamilk mở đầu cuộc trò chuyện về lý do Vinamilk đổi mới toàn diện.

“Thực phẩm đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”

Nhìn nhận việc được đào tạo chuyên ngành chế biến sữa từ sớm là một lợi thế trong quá trình lãnh đạo của mình, bà Mai Kiều Liên cho biết điều này đã giúp bà dẫn dắt Vinamilk trải qua quá trình đổi mới toàn diện gần 2 năm qua với cốt lõi là “Chất lượng sản phẩm”.

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định tái định vị bắt đầu từ năm 2023 (Ảnh: Vietsuccess).

Ngoài những thay đổi từ bên trong bộ máy như chuyển đổi số, cách thức quản lý, phương thức sản xuất, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện hình ảnh một Vinamilk trẻ trung, vui nhộn qua thiết kế thương hiệu, bao bì, cách tiếp cận người dùng… Kết quả, tỷ lệ người tiêu dùng đánh giá thương hiệu là đổi mới - sáng tạo và cao cấp đã tăng vọt so với giai đoạn trước khi tái định vị. Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trên kết quả kinh doanh, khi doanh nghiệp báo cáo doanh thu 2024 đạt mốc kỉ lục mới là 61.824 tỷ đồng.

Trong cuộc đổi mới toàn diện nhất từ trước đến nay của Vinamilk, bà Liên cho biết, duy có một yếu tố không đổi và sẽ không bao giờ thay đổi, là Vinamilk luôn đặt chất lượng lên đầu tiên, không gì có thể thỏa hiệp được. Bà dẫn chứng, thay vì ứng dụng Codex (bộ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên Hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng), doanh nghiệp tiên phong sản xuất theo các bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ EU, với các quy định khắt khe hơn và đòi hỏi chi phí tuân thủ cao hơn.

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Vinamilk sở hữu 16 nhà máy sữa trong và ngoài nước, đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất thế giới về chất lượng trong sản xuất thực phẩm.

Hay với nguyên liệu sữa tươi yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đầu vào của sản phẩm, Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khởi xướng cuộc “cách mạng trắng”, đi đầu về chăn nuôi bò sữa và hình thành chuỗi 15 trang trại bò sữa hiện đại với khả năng cung ứng hơn 1,1 triệu lít sữa tươi mỗi ngày. Không chỉ đạt các tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như EU Organic, Global S.L.P.,… hệ thống trang trại Vinamilk còn tiên phong trong tiến trình kiểm kê khí nhà kính, cắt giảm phát thải… hướng đến việc đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững khắt khe tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật…

Nguyên tắc hoạt động của Vinamilk trong gần 50 năm qua là cái gì tốt nhất là làm. Vì chúng tôi luôn nghĩ rằng, thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai. Vì vậy, phải đảm bảo chất lượng tốt nhất”, bà Liên khẳng định.

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Hệ thống 15 trang trại của Vinamilk đều đạt các tiêu chuẩn hàng đầu về thực hành nông nghiệp tốt như EU Organic, Global S.L.P. và hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Triết lý này được nữ CEO quyền lực của Châu Á nhấn mạnh thêm bằng 3 từ khóa “tự chủ, quyết liệt và thiện tâm”, đã đưa Vinamilk trở thành Thương hiệu có giá trị thứ 6 toàn cầu và tiếp tục là cốt lõi của doanh nghiệp cho hành trình tương lai.

Sáng tạo trong ngành sữa là không giới hạn

Trả lời câu hỏi về cơ hội phát triển của ngành sữa, liệu có còn nhiều “đất” để sáng tạo sản phẩm mới hay không, nữ CEO của Vinamilk khẳng định là còn rất nhiều. Theo bà, ngành sữa đã có từ hàng trăm năm trước với các sản phẩm ban đầu như sữa tươi, bơ, phô mai,… Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phân hóa, các dòng sản phẩm từ sữa cũng mở rộng liên tục.

Để mọi người, mọi nhà đều có cơ hội tiếp cận các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa trong nước đã phát triển danh mục gần 300 sản phẩm, trải rộng cho mọi lứa tuổi, nhu cầu dinh dưỡng và cả đáp ứng cho các nhóm chức năng khác nhau như trẻ suy dinh dưỡng, người không hấp thụ đạm, người bệnh tiểu đường, người đang điều trị y tế đặc biệt... Đáp ứng nhu cầu ngày càng “cá nhân hóa” của người tiêu dùng, trong năm 2024, Vinamilk tiếp tục tung ra thị trường 25 sản phẩm hoàn toàn mới, thiết lập những tiêu chuẩn chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Không chỉ mang đến hình ảnh vui nhộn, trẻ trung, các sản phẩm Vinamilk cũng liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cá nhân hóa của người tiêu dùng

Lần đầu tiên, thị trường sữa Việt Nam xuất hiện công nghệ kép hút chân không để tạo nên sản phẩm sữa “khóa tươi” (giữ được vị tươi nguyên bản); hay công nghệ siêu vi lọc để tạo ra dòng sản phẩm cao đạm - giàu canxi - ít béo và không chứa lactose, đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng cần bổ sung đạm và canxi cao nhưng không dung nạp lactose. Các sản phẩm sữa chua ăn thực vật được lên men hoàn toàn từ sữa hạt, hướng đến nhóm khách hàng thuần chay. Hay các sản phẩm dinh dưỡng giàu đạm dành cho người muốn kiểm soát cân nặng và duy trì cơ…

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Cùng với việc sáng tạo đa dạng sản phẩm theo các nhu cầu ngày càng chuyên biệt, sức đổi mới của ông lớn ngành sữa còn được thể hiện rõ nét qua việc mạnh tay đưa các công nghệ hàng đầu thế giới về Việt Nam.

“Với thị trường hơn 100 triệu dân tại Việt Nam cùng 63 quốc gia xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ sữa là vô cùng đa dạng. Nếu tập trung vào cá nhân hóa nhu cầu người dùng, ta có thể tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Dư địa để sáng tạo trong ngành sữa là không giới hạn”, bà Liên chia sẻ thêm về triển vọng tương lai.

Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk

Đồng hành cùng Vinamilk suốt gần 50 năm, trong đó, có 33 năm dẫn dắt với vai trò thuyền trưởng, bà là người đã đặt nền móng cho ngành sữa Việt Nam, đưa Vinamilk đi từ con số 0 đến vị trí thứ 36 trong danh sách 50 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

Đó không chỉ là hành trình xây dựng Vinamilk thành biểu tượng quốc gia, mà còn là thương hiệu truyền cảm hứng về tinh thần đổi mới, sáng tạo và khát vọng vươn tầm thế giới.

Năm 2024, bà được Tạp chí Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất châu Á và là nữ doanh nhân duy nhất được Forbes Việt Nam vinh danh “Thành tựu trọn đời”, vinh dự được trao tặng Huân chương Độc lập Hạng III với những cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Trần Vũ
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Xem thêm
Phiên bản di động