Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Tại dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) quy định, lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa bao gồm: Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa. Điều này hứa hẹn không chỉ tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc sắc mà còn thúc đẩy sự kết nối, hợp tác giữa các ngành công nghiệp văn hóa và các doanh nghiệp sáng tạo trong và ngoài nước.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng - làng nghề lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống nổi tiếng của Hà Nội. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 17 của dự thảo Nghị quyết: Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô. Trường hợp thuê công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, nhà đầu tư được miễn tiền thuê trong 3 năm đầu thành lập, giảm 50% tiền thuê công trình trong 3 năm tiếp theo.

Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được ngân sách Nhà nước các cấp của Thành phố hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố… Nêu ý kiến về dự thảo Nghị quyết này, các chuyên gia và người dân kỳ vọng với những chính sách đột phá này nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ tạo đà cho công nghiệp văn hóa Thủ đô bứt phá trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Đức Thể - Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm cho rằng: Nếu thành phố Hà Nội thành lập trung tâm công nghiệp văn hoá sẽ đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - văn hóa của Thủ đô. Trung tâm sẽ thu hút các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo như nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, thời trang, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản, trò chơi điện tử... tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Các hoạt động của trung tâm nghiệp văn hóa sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của Thủ đô, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực văn hoá; cung cấp không gian, cơ hội cho người dân tiếp cận và tham gia vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa tích cực tham gia vào việc xây dựng, kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. (Ảnh minh họa)

Theo ông Nguyễn Đức Thể, hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa cần tăng cường gắn kết cộng đồng thông qua các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa. Ngoài ra trung tâm công nghiệp văn hóa phải thực hiện tốt chức năng phát triển đô thị và không gia sống như: Làm đẹp cảnh quan đô thị với các công trình kiến trúc độc đáo, xây dựng các không gian công cộng hấp dẫn, hiện đại, tạo ra một môi trường sống động và lôi cuốn…

“Từ góc độ cán bộ Công đoàn, đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, tôi hoàn toàn đồng tình, nhất trí cao với Dự thảo Nghị quyết. Đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động không chỉ mong đợi Nghị quyết sớm được chính thức ban hành, áp dụng trong thực tiễn để được thụ hưởng những thành quả của công nghiệp văn hóa mang lại mà còn là để có cơ hội phát huy cao độ tinh thần tích cực, chủ động tham gia vào việc xây dựng, kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô”, ông Nguyễn Đức Thể bày tỏ.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Cùng với dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, thành phố Hà Nội cũng tích cực xây dạng Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện quy định tại Khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô) nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.

Theo dự thảo Nghị quyết, đối tượng áp dụng gồm các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý khu phát triển thương mại và văn hoá.

Khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch, tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, các khu du lịch được Nhà nước và quốc tế công nhận để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Mạch nguồn văn hóa Hà Nội dạt dào, phong phú. (Ảnh minh họa)

Cũng theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa truyền thống; xây dựng, phát triển các bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật; gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, công trình văn hoá, công trình kiến trúc có giá trị, cảnh quan tiêu biểu, phong tục, tập quán tiêu biểu; đào tạo, dạy nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực nghề, văn hoá nghề.

Ngoài ra, khu phát triển thương mại và văn hóa còn có các hoạt động thương mại, du lịch như: Phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh gắn với đặc điểm văn hoá địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ các ngành, nghề truyền thống và đặc sản địa phương; quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác…

Dự thảo Nghị quyết này cũng được nhiều người dân Thủ đô đồng tình với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, từ đó góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ngày càng nâng cao đời sống nhân dân...

Đồng tình, nhất trí với dự thảo nghị quyết, chị Phạm Thị Tươi - giáo viên tại quận Hà Đông, Hà Nội cho rằng, Luật Thủ đô quy định rõ, việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

“Theo tôi tìm hiểu, thành phố Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống. Tôi mong rằng,Thành phố sẽ khẩn trương hoàn thiện chính sách và sớm triển khai để người dân Thủ đô được hưởng lợi”, chị Phạm Thị Tươi chia sẻ.

Còn anh Phạm Văn Trường- Công ty TNHH Thực phẩm NHT thì bày tỏ: Bản thân tôi rất kỳ vọng 2 dự thảo Nghị quyết nói trên của thành phố Hà Nội sẽ sớm được thông qua và đi vào cuộc sống. Bởi, việc hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tú Anh - Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 36/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tin khác

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Xem thêm
Phiên bản di động