Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình: Nên thực hiện sớm song bảo đảm hài hòa các yếu tố

Bài 2: Góc nhìn từ thực tiễn

(LĐTĐ) Tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh đưa Việt Nam tiệm cận gần với ngưỡng dân số già, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng được cải thiện nhiều với tỷ lệ sống khỏe sau 60 tuổi đứng thứ 41/183 quốc gia… Đó là những con số tổng kết từ thực tiễn cho thấy sự cần thiết cũng như tính khả thi khi thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
bai 2 goc nhin tu thuc tien Bài 1: Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng
bai 2 goc nhin tu thuc tien Xung quanh đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Đại biểu và người lao động nói gì?
bai 2 goc nhin tu thuc tien Nâng tuổi nghỉ hưu và làm thêm giờ: Không nên đánh đồng
bai 2 goc nhin tu thuc tien Tăng tuổi nghỉ hưu cần lấy ý kiến rộng rãi nhân dân
bai 2 goc nhin tu thuc tien Tăng tuổi nghỉ hưu: Chọn lộ trình nào?

Trong quá trình phát triển, việc điều chỉnh các chính sách kinh tế, xã hội cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng giai đoạn, từng thời kỳ là việc mà tất cả các quốc gia đều phải đối mặt. Có những chính sách khi điều chỉnh sẽ được nhận được sự đồng thuận, có những chính sách ít nhận được sự đồng thuận nhưng đứng trên góc nhìn thực tiễn vẫn phải triển khai.

bai 2 goc nhin tu thuc tien
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải bảo đảm phù hợp sức khỏe và nhu cầu của người lao động

Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thường ít nhận được sự đồng thuận, điều này không chỉ xảy ra với Việt Nam mà với hầu hết các nước.Vậy thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu gì để cần xem xét, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu?

Thứ nhất, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm ứng phó với sự thiếu hụt lao động trong tương lai.

Theo báo cáo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế, 15 năm trước, những năm 2004 - 2009, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng 1,2 triệu người. 5 năm gần đây, từ 2014 - 2019, mỗi năm tăng chỉ 400 nghìn người, tức là chỉ tăng bằng 1/3 so với 15 năm trước. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang bước nhanh ra thời kỳ dân số vàng để chuyển sang giai đoạn dân số già. Nếu không mở rộng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai.

Kinh nghiệm các nước là phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tiến hành sớm, từ trước khi bước sang giai đoạn già hóa dân số thì mới kịp thời ứng phó. Đây chính là thời điểm phù hợp để chúng ta tiến hành điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm chủ động ứng phó sự thiếu hụt lao động trong tương lai.

Thứ hai, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm hướng tới thực hiện các công ước quốc tế về bình đẳng giới.

Trong suốt thời gian qua, chúng ta đã duy trì khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là 5 tuổi với lý do với các đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, phụ nữ cần được nghỉ ngơi sớm hơn nam giới. Nhưng thực tế cho thấy, khi tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh lệch quá lớn, sẽ hạn chế cơ hội làm việc và thăng tiến của phụ nữ.

Trong một phát biểu mới đây, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, vì tuổi nghỉ hưu sớm hơn 5 năm nên cơ hội việc làm và thăng tiến của nữ thấp hơn nam. Cũng vì nghỉ hưu sớm hơn nên mức lương tối đa khi đi làm của nữ cũng thấp hơn, thời gian tham gia BHXH ngắn hơn, do vậy lương hưu của nữ cũng thấp hơn nam. Vì vậy, cuộc sống khi về già của phụ nữ khó khăn hơn nam giới. Theo Công ước CEDAW về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, khuyến nghị tuổi nghỉ hưu nam và nữ thu hẹp lại tiến tới bằng nhau.

Thứ ba, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu bảo đảm phù hợp sức khỏe và nhu cầu của người lao động.

Khi dự thảo Bộ luật Lao động được đưa ra xin ý kiến rộng rãi, nhiều người lo lắng tuổi thọ của Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 thấp. Vậy liệu sau tuổi 60 người lao động có còn đủ sức khỏe để đi làm?

Theo số liệu được công bố tại Website của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với lần truy cập gần nhất ngày 6/4/2018, khảo sát số liệu đánh giá về chỉ số sống khỏe mạnh sau 60 tuổi của 183 quốc gia, Việt Nam xếp thứ 41, tức là chúng ta đứng sau 40 nước và đứng trên 142 nước.

Số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 của Việt Nam là 17 năm, quốc gia có chỉ số cao nhất là Singapore với 21 năm và Nhật Bản đứng thứ ba với 20,8 năm. Ngay tại 46 quốc gia trong khu vực châu Á, đánh giá về chỉ số sống khỏe mạnh sau tuổi 60, Việt Nam chỉ đứng thứ năm sau Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel. Việc điều chỉnh phụ nữ tăng thêm 5 tuổi và nam thêm 2 tuổi có thể khả thi khi nhìn vào chỉ số này.

Số liệu này hoàn toàn có thể tin cậy khi công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu, với 96,4% xã, phường có trạm y tế, rất nhiều mặt về đời sống được cải thiện. Chúng ta loại trừ nhiều dịch bệnh.Việc tiếp cận y tế ở từng vùng, miền có thể còn có những điều chưa thực sự hài lòng nhưng được cải thiện rất nhiều và rất rõ rệt.

Thứ tư, bảo đảm tốt hơn nguyên tắc đóng - hưởng BHXH và góp phần cải thiện đời sống người nghỉ hưu.

Với việc nâng dần tuổi nghỉ hưu, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ hưu sẽ cao hơn; số năm tham gia BHXH nhiều lên, đồng nghĩa với việc tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn và mức tiền lương bình quân làm căn cứ tính hưởng lương hưu cao hơn. Quyền lợi BHXH của người lao động cũng sẽ tốt hơn, mức lương hưu cao hơn bảo đảm tốt hơn cuộc sống khi nghỉ hưu. Mặt khác, với những năm đóng BHXH vượt lên, người lao động vẫn được nhận trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu.

Tất nhiêu, bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngoại lệ như có những công việc, ngành nghề khó có thể làm việc đến tuổi 60 và 62, nhưng những trường hợp ngoại lệ này vẫn sẽ có những quy định linh hoạt, đồng thời bên cạnh đó cũng cần có những chính sách đồng bộ, tổng thể hơn về đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi nghề với một số ngành, nghề có tuổi nghề ngắn...

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lần này đã được các cơ quan soạn thảo hết sức cân nhắc, thận trọng. Các căn cứ thực tiễn nêu trên cho thấy, vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã chọn được thời điểm thích hợp và thực sự là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn.

Ths. Dương Ngọc Ánh

Bài 3: Xác định đúng mốc tuổi nghỉ hưu: Lời giải cho “bài toán” khó

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

(LĐTĐ) Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV) nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

(LĐTĐ) Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án “bắt giữ đối tượng giết người, phân xác phi tang” tại tỉnh Đồng Nai mà Báo Lao động Thủ đô đã thông tin, đến chiều 28/4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh này tiếp tục điều tra làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.

Tin khác

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Xem thêm
Phiên bản di động