Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc
Độc đáo ngôi đình cổ xứ Đoài có tuổi đời 350 năm Đình làng chốn thị thành Đình làng nơi giữ hồn văn hóa Việt |
Theo ông Nguyễn Văn Cường - Trưởng Tiểu ban di tích lịch sử đình Liên Ngạc, đình, chùa Liên Ngạc được xây dựng từ thời nhà Lê. Tồn tại đến nay, di tích đã có một bề dày lịch sử trên 200 năm.
Di tích không chỉ là nơi tôn vinh, phụng thờ những người có công lao với dân, với nước mà còn là minh chứng, tư liệu quý giúp các nhà nghiên cứu lịch sử xác định rõ ràng hơn về những sự kiện, nhân vật và thời kỳ lịch sử đã từng xuất hiện, diễn ra trong các triều đại quân chủ.
Trải qua bao thăng trầm, chính quyền địa phương và người dân tổ dân phố Liên Ngạc luôn nỗ lực gìn giữ các giá trị văn hóa đình, chùa Liên Mạc. |
Trong hệ thống sắc phong của đình, chùa Liên Ngạc, có nhiều sắc được phong cho Công chúa Tháp Nương. Sắc sớm nhất được ban vào ngày 8/8 năm Cảnh Hưng thứ 28, là người có nhiều công lao phù giúp đất nước, bảo vệ và che chở muôn dân.
Bên cạnh đó, những câu chuyện kỳ bí, lý thú gắn liền với vị thần Tô Lịch đã biểu hiện tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước và hùng khí quê hương của người dân Việt đời đời hun đúc, gìn giữ, vun đắp, phát huy để tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ngôi đình cổ không giữ được nguyên vẹn quy mô kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên như khi khởi dựng. Song, các công trình vẫn mang dáng dấp, cấu trúc truyền thống của ngôi làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đậm kiến trúc nghệ thuật tôn giáo thời Nguyễn như: Kết cấu chữ đinh, xây tường hồi bít đốc….
Với sự cố gắng gìn giữ và bảo tồn của chính quyền địa phương và người dân, di tích còn lưu giữ được một số di vật: 2 cỗ long ngai thờ được tạo tác bằng gỗ rất công phu, 1 khám thờ, 3 bức hoành phi, năm câu đối… tất cả đều được làm bằng chất liệu gỗ, ca ngợi công đức của thần.
Lễ hội có sự tham gia của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. |
Sự tồn tại của một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian giữa khu dân cư đông đúc đang phát triển mạnh mẽ đã khẳng định sự trường tồn của di tích trong lịch sử và giá trị lịch sử với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Văn Cường chia sẻ, trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc vẫn được cán bộ và nhân dân Tổ dân phố Liên Ngạc giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Ngược dòng lịch sử, Liên Ngạc ngày nay trước kia có tên gọi là Hoa Ngạc nằm ở phía ngoài đê gần cầu Thăng Long hiện nay. Thời điểm sinh sống tại đây, nhân dân trong làng rất khó khăn, mùa màng thất thu do thiên tai, bão lũ.
Từ những khó khăn này đã hình thành nhân cách con người Liên Ngạc, buộc người dân trong làng phải liên kết với nhau để chống chọi với thiên nhiên. Vào những năm 70 của thế kỷ trước (năm 1974), để phục vụ cho việc thi công xây dựng Cầu Thăng Long, toàn thể dân Liên Ngạc đã chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước, di chuyển đến nơi ở mới hiện nay.
Sau khi di chuyển về nơi ở mới chưa có đình thờ riêng nhưng nhân dân Liên Ngạc luôn ý thức được trách nhiệm phải bảo tồn di sản của tổ tiên. Vì vậy, các đồ thờ tự được đưa về dãy nhà của hợp tác xã để nhân dân phụng thờ.
Do kinh tế còn khó khăn, năm 1994 được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, nhân dân Liên Ngạc đã chung tay khôi phục xây dựng lại ngôi đình Liên Ngạc tọa lạc tại nơi đây để dân làng có nơi thờ Thành Hoàng. Năm 1999, để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, nhân dân trong làng tiếp tục thống nhất khôi phục trở lại lễ hội sau nhiều năm bị gián đoạn.
Ngày nay, hằng năm cứ đến ngày 12/2 Âm lịch, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ hội truyền thống để tế lễ, rước hội tưởng niệm các vị Phúc Thần. Lễ hội tổ chức từ ngày 12/2 - 14/2 (Âm lịch). Phần lễ có các nghi lễ tế thần nghiêm trang. Lễ vật dâng cúng Thành Hoàng là các sản vật nông nghiệp do người dân địa phương tự làm như: Xôi trắng, thủ lợn và thanh bông hoa quả.
Về với lễ hội truyền thống đình Liên Ngạc, nhân dân và du khách được thưởng thức màn rước kiệu độc đáo. |
Bên cạnh đó còn có tục lễ như rước nước, phần tế có múa rồng rước kiệu thánh về nơi làng cũ ở Bãi Hoa gần cầu Thăng Long nhằm ôn lại sự tích của thần, thể hiện sự ngưỡng mộ biết ơn công lao của thần đã phù giúp dân làng làm ăn gặp nhiều may mắn. Ngoài ra, phần hội có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ, múa rồng, hát thờ cửa đình…
Theo các cụ cao niên trong tổ dân phố, lễ hội sau khi được khôi phục vẫn giữ được những nghi thức cổ truyền, phản ánh những phong tục, nghi lễ và đời sống tâm linh của người dân lao động vùng ven sông trước kia. Đến với lễ hội truyền thống đình Liên Ngạc, hàng ngàn du khách thập phương dễ dàng nhận thấy, sự đoàn kết thống nhất của người dân Liên Ngạc thể hiện qua các hoạt đông như: Rước lễ hội đèn lồng, cờ, băng rôn chào đón lễ hội được giăng kín khắp các ngõ ngách trong tổ dân phố.
Về với lễ hội truyền thống đình Liên Ngạc, nhân dân và du khách được thưởng thức màn rước kiệu độc đáo. Quãng đường rước từ đình ra bến sông lấy nước rồi rước ngược về đình khoảng 4km, nhưng đoàn rước phải mất tới hơn 4 giờ đồng hồ mới hoàn thành bởi cứ đi một đoạn ngắn, kiệu lại xoay hoặc chạy ngược lại.
Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm hay cả những chàng trai khỏe mạnh phải vất vả mới có thể giữ thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không hề được báo trước nhờ sợi dây vô hình tâm linh và bằng sự kết nối tinh hoa, tinh tế.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử của mình, đình Liên Ngạc được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật năm 2010.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07