Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất

Để thi hành Luật Nhà ở năm 2023, Bộ Xây dựng đang soạn thảo các nghị định hướng dẫn, trong đó có nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, với nhiều điểm mới quan trọng, liên quan trực tiếp đến người thuê, mua nhà ở xã hội cũng như doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội.

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội
Ảnh minh họa: H.P

Trong đó, về hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội, Dự thảo nghị định quy định trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.

Đồng thời, khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hằng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay.

VCCI cho rằng, quy định này là khó khả thi vì khách hàng thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội là những người thu nhập thấp, phải vay vốn ưu đãi mua nhà thì khó có điều kiện để gửi tiết kiệm. Vì vậy, cần cân nhắc bỏ quy định này.

Cũng liên quan đến người được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, Dự thảo Nghị định quy định các thông tin của các đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà xã hội sẽ được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng và Bộ Xây dựng gồm các nội dung như “số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân hoặc thẻ quân nhân”. Theo VCCI, đây là những thông tin cá nhân, việc công khai thông tin này cần được cân nhắc và nên bỏ quy định này.

Tạo thuận lợi hơn cho chủ đầu tư để tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Về đất để phát triển nhà ở xã hội, Mục 1 Chương II Dự thảo Nghị định quy định về các trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải thực hiện nghĩa vụ để phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, nếu thuộc trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội, nhưng chủ đầu tư có quỹ đất khác đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đó trong cùng đô thị có dự án đó, thì chủ đầu tư có thể đề xuất bố trí quỹ đất này để thay thế quỹ đất 20% của dự án.

Nếu dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thuộc trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội, nhưng tại thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt, thì chủ đầu tư được đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.

Để thuận lợi khi triển khai nội dung này, VCCI đề nghị quy định theo hướng chủ đầu tư có thể lựa chọn hoặc sử dụng quỹ đất thay thế, hoặc nộp tiền với giá trị tương đương với dự án thuộc trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.

Về quy định đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, VCCI cho biết, theo quy định hiện hành, chủ đầu tư nộp 100% tiền sử dụng đất của dự án theo pháp luật về đất đai là hoàn thành nghĩa vụ về nhà ở xã hội. Cơ quan Nhà nước sẽ trích 20% số tiền sử dụng đất của dự án dành để phát triển nhà ở xã hội (giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng cho quỹ đất khác làm nhà ở xã hội hoặc để đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn nhà nước để cho thuê).

Tuy nhiên, quy định tại Dự thảo Nghị định đang chưa rõ việc nhà đầu tư đã nộp 100% tiền sử dụng đất theo dự án được xem là đã hoàn thành đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất quy định tại Điều 5 Dự thảo, hay là phải đóng thêm 20%? “Nếu hiểu theo nghĩa phải đóng thêm 20%, sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và sẽ ảnh hưởng đến giá thành của nhà ở thương mại”, VCCI cho biết.

Theo Dự thảo Nghị định, nội dung lấy ý kiến thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là “Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở xã hội và các sản phẩm khác của dự án”. VCCI cho rằng, thẩm định nội dung này là chưa hợp lý, bởi vì việc bán các sản phẩm nhà ở xã hội phải theo quy định của Dự thảo mà không phải chủ đầu tư tự quyết định và các sản phẩm khác của dự án không thuộc phạm vi thẩm định về sản phẩm nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Dự thảo quy định, trường hợp dự án có đối tượng là người có công với cách mạng hoặc người khuyết tật thì được ưu tiên mua, thuê mua, thuê nhà nhà ở mà không phải bốc thăm với “tỷ lệ nhất định”. Điều này theo VCCI là chưa rõ tỷ lệ này do chủ thể nào quyết định, căn cứ vào tiêu chí nào, nên cần được quy định rõ để thuận lợi khi áp dụng.

Theo VCCI, Luật Nhà ở 2023 cho phép nhà đầu tư tự tạo lập quỹ đất để xin chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, toàn bộ Mục 1 Chương II Dự thảo Nghị định, quy định về đất để phát triển nhà ở xã hội chưa có quy định về việc nhà đầu tư tự tạo lập quỹ đất. Vì vậy, VCCI đề nghị bổ sung quy định để làm rõ về trường hợp trên, đặc biệt cần làm rõ cách hoàn trả/khấu trừ chi phí mà nhà đầu tư đã chi để tạo lập quỹ đất phục vụ phát triển dự án nhà ở xã hội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ Cầu Giấy, Ban Chấp hành LĐLĐ quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận 6 tháng đầu năm 2024 với những nội dung hiệu quả, thiết thực.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình công tác năm 2024, trong 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã phát huy toàn diện vai trò của tổ chức Công đoàn trên mọi nhiệm vụ, trong đó có chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Cùng với đó là các hoạt động toàn diện nhằm nâng cao vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức "Ngày hội Gia đình - Chắp cánh ước mơ"; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng con” và giao lưu, biểu dương các gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”.
Hà Nội thí điểm nhiều ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội thí điểm nhiều ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được Hà Nội triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại như: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố trên VneID, Cấp lý lịch tư pháp trên VneID; Ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) cho vận tải hành khách công cộng; Thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện và giảm ùn tắc ở trung tâm...
Ngành BHXH: Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID từ 1/7/2024

Ngành BHXH: Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Với vai trò là cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV.
Nâng kỳ vọng của người dân với chính quyền Hà Nội

Nâng kỳ vọng của người dân với chính quyền Hà Nội

(LĐTĐ) Việc Hà Nội sắp ban hành ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) giúp công dân Thủ đô tương tác trực tuyến với các cấp chính quyền là bước đột phá thể hiện nỗ lực của Thành phố trong việc lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ, đồng thời sẽ là bước tiến quan trọng trong xây dựng và phát triển công dân số, xã hội số, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có đề xuất cấp thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn để đơn vị này có cơ sở chi trả lương hưu, trợ cấp mới ngay từ 1/7, tránh phản ứng của người hưởng khi chưa nhận được tiền lương hưu mới tại thời điểm áp dụng.
Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học kể từ 1/7/2024 sau khi tăng lương cơ sở.
Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 1/7/2024.
Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

(LĐTĐ) Mức tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024 là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động. Điều này cũng đảm bảo sự công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách.
3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

Mức lương cơ sở tăng cao nhất từ trước đến nay, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên, tăng thêm 15% lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng… là 3 điều đặc biệt liên quan đến mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…
Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ban hành quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7. Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận là việc bố trí cán bộ Công đoàn. Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa), cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp Công đoàn...
Xem thêm
Phiên bản di động