Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Đề xuất mức chi mới cho công tác xây dựng văn bản pháp luật Sẽ có một số điểm mới liên quan đến chức danh nghề nghiệp giáo viên Dự kiến không đào tạo từ xa với ngành sức khoẻ, giáo viên

Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập, bao gồm: Trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Dự thảo Thông tư này quy định, chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh bao gồm: Viên chức tư vấn học sinh hạng III (mã số V.07.07.24.), viên chức tư vấn học sinh hạng II (mã số V.07.07.23.), viên chức tư vấn học sinh hạng I (mã số V.07.07.22.).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập. (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng III đối với viên chức được tuyển dụng vào vị trí việc làm viên chức tư vấn học sinh và đáp ứng yêu cầu về tập sự theo quy định hoặc đang làm công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, đủ tiêu chuẩn quy định.

Viên chức tư vấn học sinh hạng III được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng II khi được xác định là người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh từ hạng III lên hạng II.

Viên chức tư vấn học sinh hạng II được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng I khi được xác định là người trúng tuyển trong kì xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh từ hạng II lên hạng I.

Dự thảo Thông tư cũng quy định: Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Việc chuyển xếp lương đối với trường hợp khi tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh viên chức tư vấn học sinh đang là công chức, viên chức chuyên ngành khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ Cầu Giấy, Ban Chấp hành LĐLĐ quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận 6 tháng đầu năm 2024 với những nội dung hiệu quả, thiết thực.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình công tác năm 2024, trong 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã phát huy toàn diện vai trò của tổ chức Công đoàn trên mọi nhiệm vụ, trong đó có chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Cùng với đó là các hoạt động toàn diện nhằm nâng cao vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức "Ngày hội Gia đình - Chắp cánh ước mơ"; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng con” và giao lưu, biểu dương các gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”.
Hà Nội thí điểm nhiều ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội thí điểm nhiều ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được Hà Nội triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại như: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố trên VneID, Cấp lý lịch tư pháp trên VneID; Ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) cho vận tải hành khách công cộng; Thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện và giảm ùn tắc ở trung tâm...
Ngành BHXH: Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID từ 1/7/2024

Ngành BHXH: Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Với vai trò là cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Tin khác

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có đề xuất cấp thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn để đơn vị này có cơ sở chi trả lương hưu, trợ cấp mới ngay từ 1/7, tránh phản ứng của người hưởng khi chưa nhận được tiền lương hưu mới tại thời điểm áp dụng.
Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học kể từ 1/7/2024 sau khi tăng lương cơ sở.
Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 1/7/2024.
Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

(LĐTĐ) Mức tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024 là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động. Điều này cũng đảm bảo sự công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách.
3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

Mức lương cơ sở tăng cao nhất từ trước đến nay, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên, tăng thêm 15% lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng… là 3 điều đặc biệt liên quan đến mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…
Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ban hành quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7. Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận là việc bố trí cán bộ Công đoàn. Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa), cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp Công đoàn...
Xem thêm
Phiên bản di động