Tăng tuổi nghỉ hưu cần lấy ý kiến rộng rãi nhân dân
Tăng tuổi nghỉ hưu: Chọn lộ trình nào? | |
Có nên trao quyền để người lao động lựa chọn “thời điểm nghỉ hưu”? | |
Tập trung cao độ xây dựng, hoàn thiện Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) |
Quang cảnh ngày làm việc 29/5 của Quốc hội |
BỔ SUNG GIỜ LÀM THÊM TỐI ĐA
Theo đó, Dự thảo Bộ luật gồm 17 Chương, 221 điều (giảm 21 điều so với hiện hành); trong đó: đã sửa đổi, bổ sung 162 Điều, sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Cụ thể, về mở rộng khung thoả thuận về làm thêm giờ tối đa: Dự thảo Bộ luật quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt: tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm). Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của một bộ phận người lao động. Mức giờ tăng thêm là tương đối phù hợp xét trên tổng hòa các yếu tố về: điều kiện kinh tế-xã hội; tính cạnh tranh của thị trường lao động và thu hút đầu tư; nhu cầu doanh nghiệp; nhu cầu, sức khỏe và yêu cầu bảo vệ tiền lương của người lao động. Đặc biệt, mức tăng giờ làm thêm này cũng chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và vào các thời điểm nhất định (thời điểm hoàn thành đơn hàng theo mùa, vụ).
“Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ luật quy định 4 vấn đề: Nguyên tắc tự nguyện: chỉ khi người lao động đồng ý thì doanh nghiệp mới được huy động làm thêm giờ; Bảo đảm tổng số giờ làm việc trong một ngày không quá 12 giờ kể cả làm bình thường và làm thêm giờ; Trả lương cao hơn: ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết. Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định hai bên thỏa thuận trả lương lũy tiến cao hơn mức trên để bảo đảm ổn định và phát triển của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi tiền lương của người lao động và thúc đẩy thương lượng về tiền lương phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp; Nghị định quy định chi tiết của Chính phủ sẽ quy định 3 nguyên tắc tổ chức làm thêm quá 200 giờ”- Bộ trưởng Dung cho hay.
CẦN THIẾT PHẢI NÂNG TUỔI NGHỈ HƯU
Về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu: Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Dự thảo đưa ra 2 phương án trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Theo đó, phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Đồng thời, dự thảo cũng quy định, quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt. “Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế. (Với phương án 1, đến năm 2028 thì nam đạt 62 tuổi, và đến năm 2035 thì nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ)”- Bộ trưởng Dung cho hay.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đọc tờ trình dự thảo Bộ Luật (ảnh N.T) |
CẦN TÍNH TOÁN KỸ HƠN
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, riêng về mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa (Điều 108), có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị không tăng giờ làm thêm vì không phù hợp với xu hướng tiến bộ "tăng lương, giảm giờ làm" và các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, có thể dẫn đến các hệ lụy xã hội và bất lợi cho người lao động trong bối cảnh các chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đang chững lại, hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) có xu hướng tăng. Loại ý kiến thứ 2, tán thành với đề xuất của Chính phủ mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm.
“Ủy ban thẩm tra cho rằng, đề xuất chính sách này cần được xem xét thấu đáo, thận trọng trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm lập pháp qua các thời kỳ, xem xét toàn diện mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa trên các yếu tố tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, thất nghiệp, an toàn lao động, tác động xã hội, năng lực giám sát và xử lý vi phạm, bảo đảm việc làm bền vững và hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hướng tới việc chấm dứt “nhân công giá rẻ”, “lương không đủ sống” ở các ngành nghề thâm dụng lao động. Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động, lấy ý kiến người lao động, cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ, bổ sung danh mục về những “trường hợp đặc biệt” thuộc diện có thể làm thêm giờ đến mức 400 giờ/năm; đồng thời, đánh giá tác động của việc bỏ quy định về giới hạn giờ làm thêm tối đa trong tháng, tác động của việc mở rộng thời gian làm thêm 100 giờ đối với khu vực công và nguồn lực ngân sách để chi trả”- báo cáo nhấn mạnh.
Về tuổi nghỉ hưu, để có đủ thông tin trình Quốc hội xem xét, thảo luận, cơ quan Thẩm tra đề nghị Chính phủ phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc đề xuất mức tuổi nghỉ hưu 62 với nam, 60 với nữ trên các yếu tố: tuổi nghỉ hưu so với tuổi thọ trung bình và tuổi thọ mạnh khỏe; mối quan hệ giữa việc tăng tuổi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội; các yếu tố ảnh hưởng khác. Đồng thời, lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu, có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán. Rà soát, thống kê những công việc, ngành nghề có sự khác biệt lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm.
Người lao động rất quan tâm đến quy định tuổi nghỉ hưu và giờ làm thêm (ảnh minh họa M. Quý) |
NÊN CÓ CÁC PHƯƠNG ÁN THUYẾT PHỤC HƠN
Nêu quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại phiên họp thẩm tra chính thức dự án Bộ Luật trước đó, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu phải quan tâm đến đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và mức tăng. Chúng ta cần phát huy thời cơ thời kỳ dân số vàng, đồng thời cũng đang là thời kỳ già hóa dân số. Đối tượng lao động trực tiếp của một số ngành nghề và những ngành nghề đặc thù cần tính toán cân nhắc kỹ lưỡng về tuổi nghỉ hưu. Còn Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành nêu rõ: Cơ quan trình dự án Bộ luật cần báo cáo giải trình rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề xuất trong điều kiện của Việt Nam; lý do của việc điều chỉnh khoảng cách độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ từ chênh nhau 5 tuổi trong Bộ luật hiện hành xuống chỉ còn 2 tuổi là gì? Tương tự, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Tạ Văn Hạ đề nghị Chính phủ xem xét độ tuổi về hưu đối với một số ngành nghề đặc thù như giáo viên, diễn viên múa, xiếc… Việc cho nghỉ hưu phải đi liền với bậc lương, để không thiệt thòi quyền lợi cho người lao động trong những ngành nghề này. Thực tế, chỉ một số ngành nghề có nhu cầu được kéo dài thời gian lao động, trong khi nhiều người lao động vẫn mong muốn được nghỉ hưu sớm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả
Sự kiện 30/10/2024 21:15
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
Sự kiện 30/10/2024 21:03
Vướng thủ tục khiến địa phương "loay hoay" làm quy hoạch
Sự kiện 30/10/2024 20:50