Tư duy dễ dãi!

Dạo này chú có thấy nhiều phát biểu gây sốc không? - Cứ gì dạo này bác, em nhớ lâu lâu rồi, có cái phát biểu đại loại nên lấp hồ ở Hà Nội để xây hạ tầng; rồi chuyện bỏ tết cổ truyền… Mới đây thì lại chuyện “cải cách chữ Việt”, rồi ầm ĩ trước phát biểu “Cái đám quần chúng kém hiểu biết” của một tiến sĩ nổi tiếng…
tu duy de dai Lẩn là lẩn thế nào!
tu duy de dai Yêu thương nhau mỗi ngày!
tu duy de dai Du lịch… ăn sổi…!

- Thế tớ mới nói là quá nhiều phát biểu gây sốc mà. Mấy ngày qua lại xôn xao chuyện có ý kiến “đòi” quẳng anh Chí Phèo ra khỏi chương trình học phổ thông.

- Ấy chết, ai mà bạo gan thế bác. Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng, đã đi vào lòng bao thế hệ bạn đọc; thể hiện cho nỗi thống khổ của người nông dân thời phong kiến…

- Chú cũng hiểu vậy à? Thế mà tác giả của ý kiến này, một nghiên cứu sinh không cho là như thế.

- Vậy anh này cho là thế nào bác?

-Anh ấy cho rằng Chí Phèo không thể đại diện cho nông dân thời bấy giờ, vì cái thói ăn vạ, lưu manh của mình…

-Ấy chết, cái ăn vạ, lưu manh của Chí Phèo chính là cái hiện thực phê phán mà cái chế độ phong kiến đã tạo nên. Từ bần cùng hóa đến lưu manh hóa. Chí Phèo chửi là tiếng nói nhân sinh nói lên bối cảnh thay đổi một con người từ tốt đến xấu, lấy anh Chí ra để hình tượng hóa của bao kiếp người bị bóc lột cả vật chất và tinh thần…

-Tớ cũng nghĩ như vậy, một nhân vật trong một tác phẩm đầy ắp nhân văn trước một xã hội mà con người ao ước được làm người lương thiện cũng không được.

-Ngoài phê phán cái hiện thực trần trụi của xã hội cũ, tác phẩm đã phác họa nỗi khát khao nhân bản của “nhân tri sơ tính bản thiện”, rất đỗi nhân văn, vậy sao có thể cho rằng nếu lấy Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân lúc bấy giờ là hạ thấp nông dân.

-Tớ cho rằng, chính cái ý kiến này đã hạ thấp cái kiến thức rất “bập bõm” của anh chàng nghiên cứu sinh này. Ta cũng chẳng cần tốn thời gian để bàn luận về cái ý kiến “quái gở” này.

-Em nghĩ, hình như bây giờ nhiều người muốn nổi tiếng (nghĩa là được nhắc đến nhiều) là thoải mái tung ra những ý kiến đại loại như thế này. Nếu vậy thì “nổi tiếng” dễ quá, bác nhể.

-Thì đúng thế thật. Khi bàn luận về chuyện “hất văng Chí Phèo ra khỏi SGK”, có người nói với tớ rằng : - Bác có muốn nổi tiếng không? Nếu muốn, ngày mai bác lại tuyên bố - “Hất truyện Kiều ra khỏi SGK”, bời nàng Kiều có gì để đáng ưu ái và khoan dung như vậy, chỉ là cô gái “lấu xanh”, sao đại diện được cho nỗi thống khổ tột cùng của phụ nữ thời bấy giờ. Đảm bảo, ngay sau đó, nếu gõ u gờ tên bác sẽ nổi như cồn.

- Em cho rằng ý kiến này hay đó. Vậy ý kiến bác thế nào?

-Tớ chả dại. Chí Phèo đã hứng nhiều “gạch đá” như thế, động đến nàng Kiều còn chẳng dám ra đường ấy chứ.

-Vậy là bác tỉnh táo đấy. Nhân chuyện này, em muốn bàn với bác một chút ở một góc độ khác.

-Tớ thấy quan điểm của anh em mình rõ như ban ngày rồi, có gì phải bàn nữa.

-Có đấy bác ạ. Trong bao nhiêu năm làm nghề, rồi va đập ngoài xã hội, cứ mỗi khi có nhân vật nào “ngang phè phè một chút, lưu manh một chút”, là lại được người đời, hoặc tác giả gắn cho cái biệt danh Chí Phèo. Vậy rõ là mặc định cứ lưu manh là Chí Phèo…

-Có phải vì thế mà nhà phát minh “Hất Chí Phèo ra khỏi SGK” có cái lý của mình không?

-Hoàn toàn không. Dưng cách nhìn nhận của xã hội, của người đọc về các nhân vật như Chí Phèo, nàng Kiều … cần phải có sự thay đổi căn bản. Đã bao nhiêu lần biên tập các bài viết về tệ nạn mại dâm, em không khỏi bức xúc khi tác giả gọi các “cô gái làng chơi” là “các nàng Kiều”.

-Đúng vậy, nếu cứ tư duy một cách dễ dãi như thế, thì mọi giá trị của văn chương, của hiện thực xã hội sẽ là “sổ toẹt”…

-Và kiểu tư duy này đã có ý kiến “hất Chí phèo” rồi, ai dám chắc sẽ không có ý kiến “hất nàng Kiều”?! Đúng là tư duy quá rễ dãi.

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...

Tin khác

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động