Stress lâu ngày sẽ có hành vi tự hủy hoại bản thân
TS, BS Dương Minh Tâm mô tả hành động tự hủy hoại bản thân của nhiều bạn trẻ hiện nay. |
Tự ngược đãi bản thân bằng cứa dao vào cổ tay
TS, BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị các rối loạn do stress, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, tự ngược đãi bản thân là một hình thức tự làm đau về cả thể chất và tinh thần với mục đích loại trừ bản thân hay loại trừ những bất lợi. Biểu hiện lâm sàng của người bệnh là có hành vi tự gây tổn hại; trạng thái ức chế cảm xúc đi kèm; stress tâm lý; nét nhân cách dễ bị tổn thương và phô trương…
Vừa qua, Viện điều trị cho một bệnh nhân nữ 21 tuổi - sinh viên năm hai đại học, con thứ hai trong gia đình. Nữ sinh viên này có tính cách hiền lành, dễ xúc động, thiên về xã hội và luôn bộc lộ mong muốn đi nước ngoài du học. Tuy nhiên, vì gia đình không đủ điều kiện nên khao khát đi du học chỉ dừng ở mong muốn. Bệnh nhân rơi vào trạng thái trăn trở, tâm trạng luôn ức chế, không thoải mái với hoàn cảnh hiện tại.
Tình trạng này kéo dài hai năm khi nữ sinh này bắt đầu vào cổng trường đại học. Vì thế, bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ hay hồi hộp, tức ngực, cảm giác ngộp thở không thể chia sẻ cùng ai. Từ đó, bệnh nhân xuất hiện ý tưởng cắt tay bằng dao lam.
Khi nhập viện, các bác sĩ thấy 16 vết cắt, nông, đủ rỉ máu trên cổ tay. Khi hỏi, bệnh nhân mô tả không thấy đau, ngược lại còn thấy lòng nhẹ nhàng hơn khi tự hành hạ bản thân như thế.
Trong thời gian điều trị tại viện, khi được gia đình quan tâm, bệnh nhân không còn tiếp tục cắt tay được nữa nhưng lại rơi vào những cơn rối loạn vận động phân ly. Bệnh nhân được làm liệu pháp tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm và giải lo âu. Sau ba tuần, bệnh nhân đỡ gần như hoàn toàn, tiếp tục củng cố điều trị tâm lý ngoại trú.
Sáng 9/8, ngay tại phòng khám có một nữ bệnh nhi 9 tuổi có biểu hiện rất đặc biệt là tự nhổ tóc, cấu da, thậm chí nhổ hết cả một mảng tóc ở trên đỉnh đầu. Bác sĩ Tâm cho biết, cháu bé học hành giỏi nhưng lại thích điện thoại, thích máy tính. Cách đây một năm, khi bị bố mẹ cấm chơi điện thoại, máy tính thì rơi vào trạng thái căng thẳng, bức xúc, thấy ngứa đầu là nhổ tóc. Khi không được nhổ tóc thì cháu bé cấu chân. Mặc dù, gia đình cũng đã cho cháu đi chơi nhiều hơn, tập yoga, vui chơi, học tiếng Anh… làm giảm tình trạng tự hành hạ bản thân của cháu, nhưng thỉnh thoảng vẫn cấu da ở bàn chân. Cháu bé cũng chia sẻ, khi thấy cấu vào da, cháu bé không thấy đau mà còn thoải mái. Khi không được cấu, nhổ tóc thì cháu biểu hiện bồn chồn, bẻ chân tay.
Viện trưởng Sức khỏe Tâm thần Nguyễn Doãn Phương cho biết, ông từng khám cho một trường hợp 3-4 tuổi. Cháu bé được gia đình nuông chiều nhưng sau đó gia đình không cho đi chơi, từ đó dẫn đến hành vi lăn lộn và tự hành hạ bản thân, cấu da, tay cả ngày. Tình trạng đó diễn ra 3- 4 ngày thì đến khám tại viện và được giải quyết tâm lý.
Nhân cách và stress là nguyên nhân chính
TS Nguyễn Doãn Phương cho biết, triệu chứng tự ngược đãi bản thân không liên quan đến tuổi. Trước đây, bệnh rối loạn phân ly chỉ là gặp ở nữ giới và ít gặp ở nam giới nhưng giờ gặp cả ở nam, nữ, người già, trẻ nhỏ khi đòi hỏi, đáp ứng không được. Vì thế, họ tự hành hạ bản thân để gây sự chú ý, để đạt được mục đích tự thỏa mãn.
Bệnh nhân với hành vi ngược đãi bản thân là triệu chứng chứ không phải bệnh, nên hiện nay, Viện Sức khỏe tâm thần không có số liệu thống kê. Tại Viện Sức khỏe tâm thần, có rất nhiều bệnh nhân có triệu chứng này được điều trị nhưng đa số điều trị ngoại trú.
Bệnh nhân mắc triệu chứng này thường dùng bất kể vật gì để tự hủy hoại bản thân như mảnh sành, dao lam, sứ tự rạch vào da thịt cho chảy máu hoặc giật tóc, tát vào má mình để được thỏa mãn. Tuy nhiên, dụng cụ phổ biến nhất mà các bệnh nhân hay sử dụng là dao lam với những vết cắt nông, rỉ máu để thỏa mãn bản thân mà không gây nguy hại cho tính mạng.
BS Tâm nhấn mạnh "Với các bệnh nhân này, sau mỗi lần làm tổn hại bản thân, bệnh nhân thấy tâm trạng thoải mái hơn nên có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế. Có những bệnh nhân nhập viện với vài chục vết cứa trên tay và chân, chủ yếu bằng dao lam".
Ngoài hành vi tự hủy hoại, bệnh nhân còn có trạng thái cảm xúc ức chế như buồn, chán nản, mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, cảm xúc ức chế, lo âu… Những triệu chứng này tưởng chừng như rất giống trầm cảm. Nhưng bác sĩ Tâm cho biết, với những bệnh nhân này, khi được thỏa mãn (tự làm hại bản thân) và đáp ứng thì triệu chứng giảm đi rất nhanh trong khi trạng thái cảm xúc của trầm cảm kéo dài nhiều giờ, nhiều tháng.
Trẻ vị thành niên là đối tượng hay gặp những triệu chứng này nhất vì nhà trường chủ yếu là giáo dục về tri thức và vẫn nặng về kỷ luật. Gia đình cũng tạo áp lực để uốn nắn con cái làm ảnh hưởng tới sở thích, đam mê hoặc lối sống của trẻ vị thành niên với những suy nghĩ có phần lệch lạc, bi quan, bế tắc.
TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện phó Viện SKTT cho biết, nguyên nhân chính của triệu chứng này là do nhân cách và stress, rối loạn nhân cách do sang chấn tâm lý. Bệnh nhân trong trạng thái ức chế tâm lý kéo dài mà không được giải tỏa sẽ có xu thế muốn loại trừ. Đáng ra, người bệnh phải tìm cách để loại trừ stress thì lại tìm cách loại trừ bản thân mình. Đặc biệt, những người có nhân cách nghệ sĩ; hay cầu toàn, đòi hỏi; phô trương hoặc hay lo lắng... dễ gặp triệu chứng bệnh lý này.
Do đó, theo bác sĩ Tuấn, muốn can thiệp với những bệnh nhân này phải tác động cả vào nhân cách và stress. Phải bồi dưỡng nhân cách cho người bệnh vững chãi, giúp người bệnh giảm stress trong cuộc sống.
Theo Thu Phạm/Báo Nhân dân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46