Stress - "Phòng cháy hơn chữa cháy"
7 cách dễ dàng để cuộc sống bớt căng thẳng hơn | |
8 thắc mắc hay gặp nhất về lo âu và stress |
Đâu có khói gần đó có lửa
Tuy vậy cũng không mù mờ đến độ bệnh gần chết mà vẫn chưa biết! Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, các triệu chứng dưới đây là dấu hiệu báo động cho người phải cắn răng làm bạn với stress, tính theo mức độ thường gặp:
• Mệt mỏi thường xuyên (100%) nhất là vào buổi sáng sớm dù đã ngủ vùi nhiều giờ.
• Khó tập trung tư tưởng (75%) khi cần suy luận.
• Trầm uất (68%) dù không có lý do chính đáng hay thậm chí đang lúc thành đạt.
• Đau cơ (67%) mặc dầu không vận động thái quá.
• Viêm họng (66%) dài dài dù không có dấu hiệu bội nhiễm.
• Đau đầu (65%) với khuynh hướng huyết áp thấp và hạ canxi trong máu.
• Mất ngủ (61%) dưới dạng ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng qua đêm.
• Sốt nhẹ dai dẳng (58%) hay cảm giác ớn lạnh không rõ nguyên nhân dù đã được tầm soát bệnh bội nhiễm.
• Viêm hạch (54%) không rõ lý do, chủ yếu là hạch dưới hàm, mặc dầu không có nguồn bội nhiễm trong vùng tai mũi họng.
• Đau khớp (51%) dưới dạng nay khớp này mai khớp khác dù không tìm ra bệnh phong thấp.
• Ho (47%) dai dẳng tuy đã thử đủ loại thuốc ho.
• Đãng trí (43%) nhất là hay quên chuyện mới xảy ra.
• Lo sợ (31%) vô cớ đi kèm với ác mộng.
• Liệt dương (21%) với suy giảm ham muốn (libido) đột phát trong khi bề ngoài vẫn còn phong độ.
• Giảm thị lực (18%) với khuynh hướng tăng áp lực nội nhãn gây chóng mặt.
Đọc xong bản phong thần nêu trên thì hiểu ngay công việc của thầy thuốc không dễ chút nào vì bệnh nhân có thể gõ cửa do bất kỳ nguyên nhân nào trong cả chục triệu chứng vừa kể. Đã vậy dấu hiệu nào cũng có trong nhiều bệnh mới ác!
Stress được đánh giá là đã bước qua ngưỡng cửa bệnh lý khi bệnh nhân mệt mỏi liên tục hay từng cơn với cường độ tăng dần đến độ nạn nhân có cảm giác rũ liệt. |
Chuyện gì cũng có tiêu chuẩn
Tuy vậy, không có nghĩa là thầy thuốc phải lần mò trong bóng tối để rồi bói ra ma nào đó trật lất. Theo định nghĩa của y sĩ đoàn các nước phương Tây, stress được đánh giá là đã bước qua ngưỡng cửa bệnh lý khi hội đủ một hoặc hai tiêu chí cơ bản dưới đây:
• Bệnh nhân mệt mỏi liên tục hay từng cơn với cường độ tăng dần đến độ nạn nhân có cảm giác rũ liệt. Tình trạng này phải kéo dài tối thiểu sáu tháng, chưa từng xuất hiện trước đó và khiến nạn nhân suy giảm không dưới 50% hiệu năng lao động.
• Thầy thuốc không tìm ra nguyên nhân thực thể hay rối loạn tâm thần nào khác đi kèm.
Có hai hoặc sáu trong tám chỉ tiêu phụ như sau:
• Sốt nhẹ, không cao hơn 38 độ rưỡi nhưng thường xảy ra dù không có nguyên nhân bội nhiễm.
• Đau họng, khan tiếng thường xuyên.
• Nổi hạch nhưng không đau ở nách hay dưới hàm.
• Mỏi cơ tứ chi đến độ rũ liệt tay chân.
• Hết pin rất sớm trong ngày dù chỉ làm công việc nhẹ.
• Nhức đầu bất chợt không rõ nguyên nhân.
• Sợ tiếng động, ánh sáng, mùi hôi... một cách thái quá, hoặc thay đổi cá tính dưới dạng trầm uất hay ngược lại, dễ gây hấn.
• Mất ngủ hay vẫn ngủ được nhưng không có cảm giác hài lòng sau giấc ngủ.
Cháy nhẹ dễ chữa hơn cháy... sạch!
Biết là không dễ phòng bệnh, thôi thì chỉ còn cách chữa bệnh khi đừng quá trễ. Độc giả nếu thấy mình đã thừa điều kiện để tham gia chương trình “đồng hành cùng stress” nên liệu tìm đến thầy thuốc cho sớm. Để chẩn đoán bệnh do stress tuy không dễ dàng như cào thẻ lãnh quà siêu thị nhưng cũng không nhiêu khê đến độ phải trông cậy vào may rủi. Việc định bệnh hoàn toàn khả thi nếu thầy thuốc trong lúc khám bệnh đừng vì quá lo chuyện khác mà quên vai trò không thể chối cãi của stress trong cuộc sống hiện nay, nhất là khi chính thầy cũng không xì-trết!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00