8 thắc mắc hay gặp nhất về lo âu và stress
Khi nào stress gây “mất ăn mất ngủ”? | |
Không phải công việc lương cao là căng thẳng |
Trong khi nhiều người trong chúng ta sử dụng từ"stress" và "lo âu"thay thế cho nhau, song ở đây có một sự khác biệt. Stress gây ra bởi một yếu tố gây stress (stressor) đang hiện diện, còn lo âu là stress vẫn tiếp tục sau khi yếu tố gây stress đã biến mất.
Để tìm hiểu thêm về tác động của cả hai tình trạng này đến sức khoẻ, dưới đây là câu trả lời cho 8 câu hỏi được tìm kiếm phổ biến nhất trên Google bắt đầu bằng cụm từ "Stress là...?" Và "Lo âu là...?"
Lo âu có phải là bệnh tâm thần không?
Có, rối loạn lo âu được xem là bệnh tâm thần. Theo Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia (NIMH), trên thực tế, đây là bệnh tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ, ảnh hưởng tới 40 triệu người lớn.
Các rối loạn lo âu bao gồm một số tình trạng điều kiện như rối loạn lo âu toàn thể, lo âu xã hội, rối loạn stress sau chấn thương, rối loạn hoảng loạn và rối loạn ám ảnh cưỡng bách.
Các rối loạn lo âu là bệnh tâm thần hay gặp nhất ở Mỹ. |
Lo âu có hại cho tim không?
Liên quan giữa lo âu và bệnh tim vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. "Theo quan điểm của tôi và kinh nghiệm lâm sàng cá nhân tôi, rối loạn lo âu có thể đóng một vai trò quan trọng trong bệnh tim", bác sĩ tâm lý Una McCann nói. "Tôi tin rằng việc xem xét thực sự cẩn thận về lo âu sẽ tiết lộ những cách mà tình trạng này có thể tác động nghiêm trọng đến bệnh tim, cả với vai trò là yếu tố góp phần cũng như là một trở ngại trong phục hồi."
Lo âu có di truyền không?
Theo Hội Lo âu và Trầm cảm Mỹ thì di truyền là một yếu tố nguy cơ gây nên các rối loạn lo âu. Những yếu tố nguy cơ khác là chất dẫn truyền thần kinh trong não, tính cách và những sự kiện trong cuộc sống.
Lo âu có thể điều trị được không?
Có, rối loạn lo âu là có thể điều trị được, nhưng chỉ 1/3 số người bị những rối loạn này nhận được điều trị, theo NIMH. Các phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc để giúp bạn kiểm soát lo âu. Các mẹo khác để quản lý bệnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, bữa ăn cân đối, và ngủ đủ giấc
Stress có hại cho sức khoẻ không?
Stress tác động rất lớn đến cơ thể, tâm trạng, và hành vi. Một số tác động phổ biến là đau đầu, mệt mỏi, vấn đề về giấc ngủ, thiếu động lực, cảm thấy bị quá tải, lạm dụng ma túy hoặc rượu, và nhiều tác động khác.
Stress có phổ biến không?
Có, stress ảnh hưởng đến tất cả mọi người! Nó có thể đến từ công việc, trường học, những thay đổi lớn trong cuộc sống, hoặc các sự kiện gây sang chấn. Mặc dù nói chung stress không tốt cho sức khoẻ, nhưng nó không hoàn toàn xấu. Đôi khi stress có thể thúc đẩy bạn chuẩn bị hoặc thực hiện cho một công việc mới hoặc nếu bạn đang sắp có kì thi.
Có tình trạng “ăn do stress” không?
Có. Khi bị stress, một số người có thể tìm đến đồ ăn như một cách để kìm nén hoặc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, một số người lại ăn kém hơn khi gặp phải những cảm xúc này.
Stress có gây rụng tóc không?
Có, có khả năng rụng tóc và căng thẳng liên quan với nhau. Có một vài loại rụng tóc liên quan đến mức độ stress cao. Bằng cách kiểm soát stress, tóc của bạn có thể mọc trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46