Nhiều giải pháp “thay thế” du học nước ngoài
Giải mã nghịch lý "tị nạn giáo dục" | |
Chiêu trò của các công ty tư vấn du học... hạng hai | |
Những nguy hiểm tiềm tàng khi bạn đi du học |
Nhiều học sinh xác định đi du học ở nước ngoài nên không coi trọng kết quả thi tốt nghiệp THPT |
Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường du học để có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết và giao lưu với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là việc làm cần phải khuyến khích nhưng vấn đề đặt ra là phải lựa chọn con đường du học nào cho phù hợp. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến cho rằng, du học không phải là con đường tốt nhất mang tính bền vững. Dưới đây là những ý kiến của các chuyên gia trao đổi với Lao động Thủ đô xoay quanh vấn đề này:
Ông Trần Xuân Nhĩ -Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Du học tại chỗ cũng là một lựa chọn tốt.
Nhiều chủ trương mới trong cải cách của Bộ Giáo dục như hiện nay, rõ ràng mở ra nhiều sự lựa chọn cho học sinh khi quyết định theo học trong nước. Hiện, cả nước có hơn 400 trường đại học, cao đẳng, trong đó có khoảng 20% là trường công lập. Hằng năm, nhà nước tổ chức kỳ thi tuyển sinh khoảng 500 ngàn học sinh, trong khi đó có hàng triệu học sinh tốt nghiệp bậc phổ thông. Do vậy, số học sinh không vào được cao đẳng và đại học là tất yếu. Những học sinh này có thể vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề chứ không nhất thiết phải vào đại học.
Thêm vào đó, Bộ Giáo dục vẫn có chủ trương liên thông bậc đại học, nên học sinh vẫn có cơ hội học tiếp lên cao hơn. Ngoài ra, thêm một định hướng cho học sinh, đó là hình thức du học tại chỗ bởi ưu điểm nếu kết quả tốt thì bằng cấp không khác gì so với du học nước ngoài. Chương trình đào tạo du học tại chỗ và du học nước ngoài giống nhau, đồng thời giảng viên chương trình du học tại chỗ cũng là những người có trình độ. Vậy nên, với tấm bằng du học tại chỗ, các sinh viên có đủ các lợi thế để tìm được công việc như mong muốn.
Về đầu vào, theo tiêu chuẩn khảo thi của nước ngoài, cụ thể là nước Anh, họ không dựa vào điểm thi đại học trong nước mà căn cứ vào toàn bộ quá trình học tập THPT của học sinh để xét tuyển. Ngoài ra, học sinh còn phải đáp ứng yêu cầu tiếng Anh và trải qua quá trình dự bị đại học trước khi vào bậc đại học. Mức học phí sẽ tùy theo trường mà bạn chọn. Tuy nhiên, học phí du học tại chỗ sẽ chỉ khoảng một phần ba chi phí so với du học nước ngoài”.
Ông Phan An Khang - Phó giám đốc Công ty Tư vấn du học An Việt (Hoàng Văn Thái – Hà Nội): Nhà nước cần có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài.
Theo tôi, du học hiện nay có thể nhìn với góc độ khách quan hơn, đó là trao đổi giáo dục quốc tế - một phần của xu thế toàn cầu hóa và xuất khẩu giáo dục phát triển mạnh mẽ là tất yếu. Điều này có thể chứng minh trên thực tế, không chỉ giới trẻ ở các nước đang phát triển tìm đến các nước tiên tiến để học tập, mà chính bản thân sinh viên nước này lại tìm kiếm cho mình những môi trường giáo dục ở nước phát triển hơn để theo học.
Vì vậy số lượng du học sinh tăng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Thay vì lo ngại, chúng ta nên nhìn nhận đây là một tín hiệu đáng mừng. Vấn đề cốt lõi, Nhà nước cần có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài như thế nào để tận dụng nguồn lực, chất xám được đào tạo bài bản từ nước ngoài trở về.
TS Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT: Cần tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các trường công – dân lập.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến giới trẻ cũng như các bậc phụ huynh mất niềm tin vào các trường đại học trong nước là do mô hình trường đại học cũ trở nên không còn phù hợp và đòi hỏi một mô hình mới ưu việt hơn, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Vì vậy cần chú trọng đến giải pháp thực tế, đó là để thị trường tự định hướng cho người học. Theo tôi, việc cập nhật đầy đủ thông tin thì người học sẽ có những quyết định đúng đắn.
Cụ thể đó là những thông tin như có bao nhiêu doanh nghiệp, tỷ lệ người lao động làm trong các lĩnh vực ra sao, tên công việc là gì. Thống kê ra các đầu công việc trong xã hội đang có và thu nhập trung bình tương ứng là bao nhiêu, biến động trong những năm vừa qua…
Cần phải có một chính sách trao nhiều quyền hơn cho các trường đại học và tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các trường công – dân lập. Bởi trên thực tế, chủ yếu vì giá học phí thấp nên nhiều sinh viên đã lựa chọn trường công để học tập và nghiên cứu. Thay vì nhà nước đầu tư tiền cho trường công lập thì hãy trao nó đến tay người học. Vì người học là những người đóng thuế, là những người bình đẳng, hơn là cho các trường. Với số tiền “trợ giá” sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn trường đại học hơn. Nếu thay đổi được điều này thì các trường tư thục và dân lập sẽ phát triển hơn, từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa.
Ông Phạm Thế Phong, Giám đốc Trung tâm Inbound Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam (Viettrantour): Ở góc độ các chủ doanh nghiệp, năng lực làm việc luôn được đặt lên hàng đầu nên việc khó xin việc còn nằm ở yếu tố chủ quan là người lao động yếu về năng lực làm việc. Tuy nhiên, do hệ thống giáo dục chưa chuẩn dẫn đến việc đào tạo sinh viên ngành du lịch ở các trường chưa thật sự hiệu quả. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Quốc gia, về đào tạo, theo nhu cầu xã hội cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch gồm có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề), 117 trường trung học chuyên ngành (có 12 trường trung cấp nghề). Ví dụ như tiêu chuẩn bằng cấp giữa hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa cũng rất khác biệt. Nếu muốn trở thành hướng dẫn viên quốc tế, sinh viên phải hội tụ đủ nhiều điều kiện trình độ đại học, bằng Anh văn ngành du lịch. Trong khi đó, hướng dẫn viên nội địa chỉ cần tốt nghiệp phổ thông rồi trải qua các khóa đào tạo ngắn hạn...Tôi cho rằng, cần có bước đột phá trong giáo dục, cụ thể trong ngành du lịch để có được nguồn nhân lực như mong muốn. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58