Những nguy hiểm tiềm tàng khi bạn đi du học
Du học có thể tồn tại một số mặt trái mà có thể bạn chưa lường trước được. |
Ước mơ du học có lẽ đã trở thành một ước vọng không còn quá xa lạ với những bạn trẻ. Mong muốn tiếp cận một nền tri thức mới, khám phá cuộc sống ở một chân trời xa lạ thực sự đều là những lý do tuyệt vời để bạn sẵn sàng “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức. Tuy vậy, ít ai hiểu được, phía sau những giấc mộng thiên đường với những lời hứa hẹn mà bạn đã có thể thuộc lòng khi các trung tâm du học vẫn thường giao giảng, lại ẩn chứa một hiện thực có phần “thực” và khắc nghiệt hơn những gì bạn tưởng. Một mình sống ở một nơi xa lạ không có sự chăm sóc giúp đỡ của cha mẹ, người thân, sẽ có biết bao nguy hiểm đang rình rập bạn.
Sao lãng học hành
Mục đích ban đầu khi mỗi cá nhân quyết định du học tất nhiên là việc được học tập một cách chất lượng và hiệu quả hơn trong một môi trường mới. Tuy nhiên, những áp lực của việc phải sống cô đơn một mình đã khiến rất nhiều bạn sinh viên phải bỏ cuộc ngay sau khi mới tận hưởng trải nghiệm là du học sinh một thời gian ngắn. Một số khác làm quen được với môi trường, nhưng vì việc sinh hoạt và học tập không còn dưới sự quản thúc của cha mẹ khiến giới hạn của sự tự do nhiều khi trở nên quá mức. Không có người đôn đốc học tập, “con mọt sách” của ngày nào giờ dành nhiều thời gian hơn cho việc mua sắm, shopping, đi chơi cùng bạn bè, đi bar hay hẹn hò với người yêu. Kết quả là thành tích học tập của bạn tụt dốc không phanh. Kiềm chế bản thân mình và giữ đúng mục tiêu của bạn như ban đầu là điều cần thiết. Đừng biến những chuyến đi du học thành những chuyến du lịch dài ngày và một tấm bằng thật xấu xí khi trở về quê nhà.
Shopping là một thú vui tuyệt vời khi đi du học nhưng đừng quá chú trọng nó rồi xao lãng việc học tập nhé! |
Hiểm họa từ công việc làm thêm
Sinh viên ở bất kỳ đâu có lẽ đều có chung một đặc điểm, đó là yêu thích những công việc làm thêm. Đó không chỉ là cơ hội để kiếm thêm thu nhập, phụ giúp cho cha mẹ mà còn là trải nghiệm thú vị giúp bạn tích lũy thêm những kinh nghiệm phong phú cho bản thân. Tuy vậy, đừng để hình ảnh những cô cậu sinh viên làm thêm trong những bộ phim truyền hình lừa phỉnh bạn, hiện thực không phải lúc nào cũng tươi đẹp và rực rỡ như những gì bạn tưởng. Rất nhiều sinh viên đi du học đã thở ngắn than dài với công việc làm thêm khi mà họ bị bóc lột sức lao động, không trả lương, trả lương quá thấp hay thậm chí là một số tệ nạn khủng khiếp khác như bạo hành, cưỡng bức... Việc bạn không phải là một người bản xứ, “lạ nước, lạ cái” trong một xã hội xa lạ có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn không tìm được công việc làm thêm phù hợp hay phải làm thêm những công việc nặng nhọc với mức lương gần như bị “ép giá”. Hãy tỉnh táo và chín chắn khi tìm kiếm cho mình một cơ hội làm thêm phù hợp.
Lựa chọn công việc làm thêm phù hợp với bản thân cũng là một nghệ thuật. |
Điều kiện y tế không đủ tốt
Có lẽ sẽ nhiều người thắc mắc, vì sao lại nhắc tới điều kiện y tế yếu kém trong khi phần lớn các bạn sinh viên đều du học ở các quốc gia tiên tiến hàng đầu với nền y học phát triển. Tuy nhiên, sự thật rằng rất nhiều sinh viên phải chấp nhận điều kiện y tế có phần tồi tệ khi du học nước ngoài. Một phần do sinh viên du học không có nguồn thu nhập và sống bởi tiền cha mẹ gửi. Khi gặp phải những bệnh nặng cần chi phí lớn để chữa trị, nếu không được hỗ trợ kịp thời từ gia đình và nhà trường, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, những chuyến du lịch và dã ngoại cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Một ví dụ cụ thể có thể nhắc tới, vào tháng 06/2007, Tyler Hill, một cô bé 16 tuổi đã tử vong trong một chuyến đi dã ngoại tại Nhật Bản do biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản đã khẳng định, cô bé hoàn toàn có thể được cứu chữa nếu được cấp cứu kịp thời nhưng điều kiện ở đó đã không cho phép.
Sức khỏe bản thân là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi xa nhà |
Tình hình chính trị
Vấn đề chính trị vốn chẳng liên quan giờ lại trở thành mối quan ngại hơn bao giờ hết. Bạn có thể quen sống tại đất nước Việt Nam yên bình và thoải mái, tuy nhiên tình hình ở một số quốc gia khác không phải lúc nào cũng được tốt đẹp như thế. Những vụ đánh bom, nổ súng, bắt cóc con tin... đều là những điều thường nhật mà một số quốc gia vẫn phải đối mặt hàng ngày, là mối hiểm họa đe dọa sinh viên cũng như biết bao người dân thường khác. Theo "Báo cáo quốc gia về khủng bố năm 2014" của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong năm 2014 đã xảy ra 13.463 vụ tấn công tại 95 quốc gia. Mỹ cũng không thoát khỏi danh sách những quốc gia có nạn khủng bố đang hoành hành.
Bạn nên cân nhắc thật kỹ càng trước khi đi du học ở những khu vực có tình hình chính trị bất ổn. |
Hành hung và giết hại
Năm 2007, Jenee Klotz, một sinh viên năm nhất của một trường đào tạo quốc tế tại Brattleboron đã bị cướp, hành hung và cưỡng bức trong khi cô bé đang tham gia một chương trình nghiên cứu sinh nước ngoài ở Jamaica. Việc sinh viên du học bị hành hung và giết hại đã trở nên vô cùng phổ biến, được báo chí không ít lần đăng tải. Sống một mình ở một nơi xa lạ, bạn sẽ trở nên yếu đuối và không có chỗ dựa hơn rất nhiều, từ đó dễ trở thành đối tượng cho kẻ xấu xâm hại và lợi dụng. Đặc biệt là với những sinh viên da màu, nạn phân biệt chủng tộc có thể kinh khủng hơn nhiều so với những gì bạn đã tưởng tượng hay trong sách báo. Luôn có thói quen cảnh giác và đảm bảo an toàn cho bản thân là điều vô cùng cần thiết.
Đừng để bản thân trở thành nạn nhân của những vụ bạo hành và giết hại đáng tiếc. |
Những câu chuyện mà bạn tưởng chỉ có trong sách báo giờ đây lại trở thành những hiểm họa gần bạn hơn bao giờ hết. Là một du học sinh, hãy biết bảo vệ mình trước mọi khó khăn và cám dỗ. Hãy để du học là điểm bắt đầu thay vì điểm kết thúc cho chuyến hành trình lớn của cuộc đời bạn.
Theo Trace / Trí Thức Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (14/1): Đồng USD tăng giá
Giá vàng hôm nay (14/1): Đồng loạt giảm
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
5 cách tra cứu phạt nguội ô tô 2025 đơn giản, hiệu quả
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết công nhân lao động quận Hoàn Kiếm
Đại biểu Quốc hội Thành phố tặng quà công nhân lao động huyện Thường Tín
Tin khác
5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT
Giáo dục 13/01/2025 18:30
Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba
Giáo dục 10/01/2025 19:33
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026
Giáo dục 10/01/2025 06:18
Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12
Giáo dục 08/01/2025 13:30
Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Giáo dục 08/01/2025 08:57
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 07/01/2025 16:52
Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT
Giáo dục 06/01/2025 06:25
10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024
Giáo dục 04/01/2025 13:25
Quy định mới về dạy thêm, học thêm
Xã hội 03/01/2025 18:44
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước
Giáo dục 02/01/2025 19:26