Giải mã nghịch lý "tị nạn giáo dục"
Chiêu trò của các công ty tư vấn du học... hạng hai | |
Những nguy hiểm tiềm tàng khi bạn đi du học | |
Du học - cuộc đầu tư may rủi |
Thi tốt nghiệp THPT... cho vui
Bên cạnh những trường hợp cho rằng đi du học như một thứ "mốt" thời thượng và việc đòi hỏi bố mẹ cho đi bằng được để bằng bạn, bằng bè thì không ít những bạn trẻ có quan niệm khá nghiêm túc về vấn đề này.
Em Nguyễn Khánh Huyền (trường THPT Yên Hòa - Cầu Giấy) cho biết, mình có ý định đi du học từ những năm học cấp 2 nên đã chủ động tìm hiểu về các trường đại học ở nước ngoài. Sau đó, em quyết định đi du học tự túc ở trường Melbourne Uni của Úc. Tự túc hay học bổng đều do tự mình chọn trường nộp hồ sơ và xin. Nếu đủ điều kiện, họ sẽ cho học bổng. Đối với ngôi trường em lựa chọn, ban đầu trường chỉ cho 5-25% học bổng, sau năm đầu tiên nếu kết quả tốt thì có khả năng được học bổng cao hơn.
"Em đi du học vì cũng muốn biết thế giới bên ngoài, hơn nữa, học một trường đại học uy tín ở nước ngoài không chỉ tiếp thu kiến thức sách vở mà cả những kĩ năng. Chương trình học cũng không quá nặng như ở Việt Nam mà vẫn thiết thực cho tương lai sau này", Khánh Huyền cho biết thêm. Hoàng An (trường THPT Nguyễn Trãi), cho rằng: "Khi kinh tế khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp nhiều nếu học ở Việt Nam cơ hội việc làm rất thấp nên em đi du học".
Nhiều học sinh xác định đi du học ở nước ngoài nên không coi trọng kết quả thi tốt nghiệp THPT |
Chính vì xác định rõ ý định du học ngay từ đầu, nên nhiều học sinh khá thoải mái khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua, không ít học sinh chỉ "làm bài đối phó, thi cho có". Thừa nhận về thực trạng này, cô giáo Trương Kim Dung (trường THPT Nguyễn Trãi) cho biết: "Bản thân các em học sinh cũng đã chia sẻ với giáo viên về định hướng tương lai của mình, nhưng ở góc độ một giáo viên trực tiếp dìu dắt các em trong những năm học phổ thông, tôi luôn động viên các em cố gắng hết sức bởi kết quả thi là một minh chứng cho sự nỗ lực học tập của các em khi ngồi trên ghế nhà trường. Kết quả tốt không những mang lại niềm vui và tự hào cho chính bản thân các em mà còn là nguồn động viên vô giá đối với thầy cô và các bậc phụ huynh...".
Sở dĩ có một bộ phận học sinh coi thường kết quả đánh giá từ các cuộc thi trong nước bởi lẽ khi đăng ký học ở nước ngoài, một số trường bỏ qua, thậm chí không yêu cầu những chứng nhận này khi làm hồ sơ. Qua tìm hiểu được biết, các thủ tục để làm hồ sơ du học ở các trường đại học nước ngoài khá đơn giản, thậm chí một số trường chỉ xét bảng điểm trong quá trình học tập những năm cuối phổ thông mà không yêu cầu bằng tốt nghiệp THPT đi kèm, ví như chương trình học foundation (chương trình dự bị đại học quốc tế nhằm trang bị cho sinh viên chuẩn bị vào năm thứ nhất).
Khánh Huyền cho biết thêm, những giấy tờ cơ bản này cũng không cần quá "đẹp" bởi họ sẽ có từng thang điểm 7.0 đến trên 8.5, và sẽ yêu cầu bổ trợ thêm cho từng nấc. "Đầu tiên phải nộp bảng điểm lớp 10, lớp 11 cùng một số giấy chứng nhận và chờ trường sẽ gửi mail đã nhận. Nếu mình quyết định học thì sẽ phải nộp thêm bản sao chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, hộ khẩu và học bạ 3 năm cấp 3...", Huyền nói. Còn Hoàng An cũng chia sẻ, hiện đang chờ visa để đi du học ở Trung Quốc do người thân đã từng du học ở đó giới thiệu và định hướng.
Trong nước cũng có nhiều trường đào tạo chất lượng
Trước tình trạng nhiều bạn trẻ "ôm trái đắng" khi đăng ký du học qua các trung tâm kém chất lượng, TS Phạm Thị Thu Phương tư vấn thêm: "Trên thực tế đi du học qua các trung tâm có thuận lợi về thủ tục, giấy tờ...sẽ được hỗ trợ chu đáo. Tuy nhiên, những thông tin về chất lượng đào tạo thì kênh tư vấn này chỉ là một phần bởi khi đã liên kết đồng nghĩa với việc trung tâm có % trong việc đưa người sang học nên các thông tin đôi khi được thổi phồng một cách quá đà. |
Theo TS Phạm Thị Thu Phương, giảng viên đại học chuyên ngành marketing, hiện đã về hưu, gia đình tôi dù không có nhiều tiền nhưng cũng gom góp để cho con trai theo học tại trường đại học RMIT từ 10 năm trước, mặc dù thời điểm đó trường RMIT có một số vấn đề nhưng minh bạch hơn và theo chuẩn mực quốc tế.
Tôi cho con đi du học vì không ít các chương trình đào tạo của Việt Nam, đặc biệt chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chủ yếu là sao chép, lắp ghép, nhiều giảng viên được tuyển dụng theo tiêu chuẩn bằng cấp, chưa quan tâm đến chất lượng người thầy, tính chất thương mại ở các trường đại học, đặc biệt là các trường dân lập vẫn còn cao...Thực tế con cái cũng chưa hiểu hết về thực trạng này mà chính các bậc phụ huynh là người cảm nhận nên quyết định và định hướng cho con.
Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết, tình trạng học sinh lựa chọn đi du học khoảng 10 năm trở lại đây có dấu hiệu gia tăng. Đây được coi như một hình thức "tị nạn giáo dục". Trên thực tế những gia đình cho con em “tị nạn giáo dục”... không phải ai cũng dư dả về kinh tế mà do quan niệm mang tính chất "chạy đua" như đáp ứng những gì tốt nhất cho con em hay tiền hết thì có thể kiếm được nhưng thời điểm đầu tư cho con cái thì không bao giờ có lần thứ 2...Chính từ những quan niệm cực đoan đó mà nhiều bậc phụ huynh bị cuốn theo trào lưu du học, trong khi bản thân vẫn còn mơ màng về nó, để rồi gồng mình lên giải bài toán kinh tế. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, "cải hoài nhưng chưa tiến", vì vậy trước khi người khác cứu con em mình... thì gia đình tự cứu trước.
Trước một số ý kiến cho rằng bằng tốt nghiệp ở nước ngoài sẽ dễ xin việc hơn, ông Nhĩ cho biết, dù là quốc gia phát triển, chất lượng đào tạo của từng trường đại học... không nơi nào giống nơi nào là việc bình thường! Đồng thời, mỗi quốc gia có nhu cầu nhân lực về từng ngành nghề cũng không giống nhau, việc chọn ngành để học cần phù hợp với xu hướng phát triển tại nơi... mà người học muốn làm việc lâu dài sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, do đầu vào của các trường đại học ở nước ngoài có phần "dễ thở" hơn nhưng trong quá trình học tập, công tác sàng lọc khá nghiêm túc nên việc có trụ được đến khi cầm được bằng tốt nghiệp ở nước ngoài lại phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của bản thân. "Hiện nay ở Việt Nam, chất lượng giáo dục vẫn chưa đồng đều giữa các trường nhưng không phải không có những môi trường có chất lượng đào tạo tốt. Ví dụ như trường đại học FPT, theo tôi được biết, có không ít những bạn tốt nghiệp ở trường này có thể tự tin ra nước ngoài xin việc với mức lương 5.000 – 7.000 USD. Trong thời điểm hiện nay, nước ta đang hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới, trên cơ sở chất lượng đào tạo dần được nâng cao, kết hợp với những nguồn việc được mang đến từ những dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên", ông Nhĩ nhấn mạnh.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36