Nguy cơ rước họa vào thân
Không tự chữa khi bị rắn độc cắn | |
Đột tử tại hiệu thuốc - Giật mình với thói quen chết người | |
Suýt mù vì tự chữa bệnh cho con |
Nhiều trường hợp do tự ý ngâm chân bằng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc dẫn đến bỏng nặng, hoại tử chân, thậm chí phải cắt cụt chi đe dọa đến tính mạng.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Trần Ngọc H. (42 tuổi, ở Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, sưng nề tấy đỏ lan tỏa toàn cổ chân, đường huyết tăng cao nhiễm Ceton niệu (nhiễm ceton trong đường nước tiểu). Theo khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường tuýt 2 cách đây 1 năm. Tuy nhiên do chủ quan nên bệnh nhân dùng thuốc không thường xuyên.
Hình ảnh chân bệnh nhân tiểu đường bị loét do ngâm chân bằng các bài thuốc dân gian. |
2 tuần trước khi vào viện bệnh nhân xuất hiện sưng nề mắt cá trong bàn chân trái, sau đó bệnh nhân không tới viện thăm khám mà tự ý ngâm chân bằng nước đun nóng cùng hỗn hợp lá lốt, gừng, muối không rõ nhiệt độ ngày 2 lần. Sau khoảng 2 ngày bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng bong da, loét bỏng rộp và chảy mủ nhiều tại vị trí bị tổn thương, sốt cao sưng tấy đỏ bàn chân, chảy dịch hôi vàng trong và có dấu hiệu lan rộng nhanh.
Theo Ths. Nguyễn Ngọc Thiện thì những trường hợp như trên không phải là hiếm gặp. Tình trạng bệnh nhân dù đang điều trị tiểu đường nhưng vẫn tự ý dùng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để tự chữa trị vẫn diễn ra khá thường xuyên mà không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Điều đáng lo ngại, bệnh nhân tiểu đường thường chỉ đi khám khi đã có biến chứng nặng, do đó quá trình điều trị càng trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Đối với những trường hợp bệnh nhân H.,ngoài việc chăm sóc các vết thương bị hoại tử các bác sĩ còn phải kiểm soát đường huyết cũng như dùng thuốc hỗ trợ nuôi dưỡng vùng tổn thương kích thích da tự mọc, hạn chế tối đa xuất hiện thêm vết thương.
Cũng theo Ths. Thiện, những người mắc tiểu đường thường kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp nên dễ bị bỏng do vậy bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý ngâm chân bằng nước nóng hay đắp các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để giảm cảm giác đau, rát, tê bì. Đặc biệt người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc và nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên
Hà Nội: Phòng ngừa vi phạm giao thông cho học sinh, sinh viên
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công
Tin khác
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân
Y tế 12/11/2024 12:48
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ
Y tế 12/11/2024 11:50
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông
Y tế 12/11/2024 06:25
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 11/11/2024 15:31
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng
Y tế 09/11/2024 18:24
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Y tế 08/11/2024 16:29
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
Y tế 07/11/2024 15:06
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Y tế 07/11/2024 08:14
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài
Y tế 06/11/2024 18:07