Suýt mù vì tự chữa bệnh cho con
Dưới đây là tâm sự của mẹ Bi:
"Mẹ còn nhớ chuyện bắt đầu khi Bi được hai tháng, con bỗng nhiên rất hay trào nước mắt vô cớ. Đang chơi, đang ti mẹ, thậm chí cả lúc ngủ con cũng thường bị chảy nước mắt. Ngày đấy, mắt Bi lúc nào cũng kèm nhèm toàn là ghèn mắt màu vàng, nhiều đến nỗi khiến con không mở nổi mắt ra. Vì ngại chẳng muốn đưa Bi đi bác sĩ, mẹ lên mạng tự tìm hiểu thông tin và hỏi bệnh cho Bi trên diễn đàn. Được các mẹ trên mạng mách cho rằng Bi đã bị tắc tuyến lệ, mẹ vội vàng chạy đi mua thuốc nhỏ mắt. Nghĩ, thuốc nhỏ mắt “lành”, nên cứ khi thấy Bi chảy nước mắt, mẹ lại hì hục nhỏ mắt cho con. Sáng ngủ dậy nhỏ, cho Bi bú xong nhỏ, thay bỉm nhỏ, tắm xong nhỏ, chiều và tối cũng nhỏ liên tục. Có ngày, mẹ tiêu tốn tới hai, ba lọ thuốc nhỏ mắt. Dần dần, Bi cũng mở được mắt ra và không chảy nước mắt nữa. Tưởng chuyện như vậy là kết thúc, mẹ hồ hởi vì mình đã tự làm bác sĩ được cho con.
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con. Ảnh: Internet |
Bẵng đi một thời gian, đến nửa tháng trước con đột nhiên bắt đầu quấy khóc, thỉnh thoảng lại nôn mửa toàn sữa. Cả gia đình như mất ăn mất ngủ. Có những đêm nửa tỉnh nửa mơ con giật mình thức giấc, thấy mẹ bật đèn sáng lại khóc thét lên. Mẹ bế Bi khắp quanh nhà, dỗ thế nào con cũng không nín. Cho con ti thì con dụi mặt vào ngực mẹ, chảy nước mắt sống ròng rã hai bên. Đôi tay nhỏ nhắn cứ quơ quơ cố cào qua mắt đến ửng đỏ. Hoảng loạn, bố mẹ tất tả bế Bi vào bệnh viện.
“Con chị có thể sẽ bị mù vĩnh viễn”. Nghe câu nói của bác sĩ mà mẹ thấy trời đất chao đảo, mẹ ngồi sụp xuống, òa khóc nức nở. Hóa ra, Bi không hề bị tắc tuyến lệ. Chỉ vì chủ quan, lại liên tục nhỏ thuốc mắt có chứa corticoide cho Bi, mẹ đã khiến con mắc phải căn bệnh glocom quái ác (một loại bệnh mãn tính do tình trạng nhãn áp tăng gây tổn thương thần kinh thị giác, dân gian hay gọi là “thiên đầu thống”) đến lúc phát hiện ra thì đã ở giai đoạn cuối.
Từ ngày mang con nhập viện, không đêm nào mẹ không thức trắng. Bố, bà nội và ông bà ngoại cũng trằn trọc chẳng ai ngủ được. Nghĩ đến đứa trẻ mới 8 tháng tuổi, chưa được nhìn thấy cuộc sống muôn màu, chẳng biết ngoài kia lá cây xanh như thế nào, ông mặt trời rực rỡ ra sao... đã phải đối mặt với nguy cơ mù lòa, nước mắt mẹ cứ chảy ra không ngừng. Ông trời đã ban con cho mẹ lành lặn khỏe mạnh, vậy mà mẹ lại làm hại đời con.
Chiều nay, khi cô y tá vô tình chiếu bật đèn sáng, Bi lại khóc thét lên. Nhìn đứa con mới 8 tháng tuổi cứ giơ giơ đôi bàn tay nhỏ xíu, mò mẫm nắm lấy cổ áo mẹ, đôi mắt lờ đờ, khi mở ra lại chỉ thấy toàn tròng đen… trái tim mẹ hẫng đi một nhịp. Chỉ qua đêm nay thôi, sáng mai là mẹ sẽ nhận được kết quả của bác sĩ rồi. Mẹ cầu trời mong sao Bi có thể được phẫu thuật bình an, để con mẹ có thể nhìn thấy mặt trời và để mẹ có cơ hội chuộc lại những lỗi lầm này".
Trường hợp tự ý mua thuốc tự điều trị cho con như mẹ cu Bi không phải là hiếm. Chị Nhung (Thái Hà, Hà Nội) có con trai hơn 3 tuổi. Thể chất vốn yếu nên bé hay ốm vặt, hầu như tháng nào cũng phải uống thuốc. Có đợt cháu ốm đến gần 2 tháng, đổi bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Nghe người quen mách chị mới đưa con đi xông Mũi Họng thì thấy hiệu quả ngay.
Sau lần đó, chị Nhung liền mua hẳn một máy xông Mũi Họng về tự chữa bệnh cho con. Mỗi lần thấy con hơi chảy nước mũi, khò khè khó thở... là chị cho cháu xông ngay. Thuốc để xông thì chị cứ theo đơn cũ của bác sĩ mà mua. Vì xông quá nhiều, có ngày tới 2-3 lần, sau một thời gian bé bị suy giảm thính giác.
Phát hoảng vì cho con uống thuốc tăng cân mua trên mạng
Gần đây, nhiều mẹ theo một quảng cáo thuốc tăng cân trên trang Facebook “Hội mẹ và bé Hải Phòng” đã mua về cho con uống. Thuốc được một nick name có tên Ha Pham quảng cáo là dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, người lớn cũng có thể uống và có người đã tăng đến 7kg trong 1 tháng.
Loại thuốc này có kích cỡ giống như viên B1, trên viên thuốc có chữ CTO/5, mỗi gói thuốc kèm 1 tờ giấy cắt từ vở ô li ghi liều dùng bằng tiếng… Đức. Hoàn toàn không có xuất xứ, nguồn gốc, không rõ thành phần, không bao bì… được bán với giá 6000 đồng/viên.
Lời giới thiệu của Ha Pham và loại thuốc tăng 7kg trong 1 tháng. |
Nickname Ha Pham cung cấp loại thuốc tăng cân này giới thiệu về sản phẩm: “Bà chị bên Đức cho con đi khám và bác sĩ kê thuốc này cho uống. Con của mình uống tăng cân nên mình chia sẻ với mọi người. Mẹ nào muốn dùng thì cho biết thông tin về bé đó, mình sẽ nhờ chị bên Đức tìm một đứa trẻ tương đương đi bác sĩ bên đó khám và kê đơn cho uống". Các bà mẹ muốn mua thuốc sẽ gửi thông tin tuổi, chiều cao, cân nặng của trẻ và sau đó được nhận thuốc – được giới thiệu là do bác sĩ Đức kê đơn cho 1 bé có thông số tương đương.
Người bán cũng cho biết: “Nếu uống một tuần mà con ăn ngon thì dừng lại, nếu con vẫn lười ăn thì nghỉ 1 tuần, lại uống tiếp một tuần. Trong trường hợp uống 3 tuần vẫn lười ăn, không tăng cân thì dừng lại, không cố đấm ăn xôi!”.
Để tăng thêm sự tin tưởng cho các thành viên của hội này, người bán cũng cho các hình ảnh gia đình mình đã uống loại thuốc trên.
Với cách tư vấn và cung cấp thuốc lạ lùng như vậy, nhưng nhiều bà mẹ vẫn mua thuốc cho con mình uống.
Bác sĩ Nhi khoa Trần Mạnh Hà, Trung tâm Bác sỹ Gia đình Hà Nội cho biết trên báo GĐ&XH gần như chắc chắn thành phần chính của thuốc là corticoid. Đây là loại thuốc nếu uống nhiều có thể gây ra hội chứng giữ nước, giữ muối, dẫn đến tăng cân giả, có thể gây ra hội chứng cushing (mặt tròn, môi cá, má đồng tiền). Khi sử dụng thuốc kéo dài sẽ làm thận bị ức chế, suy giảm tuyến thượng thận. Khi dừng dùng thuốc, trẻ sẽ hết phù và giảm cân, trở lại cân nặng như cũ".
Trả lời về tác hại của corticoid nếu sử dụng với mục đích tăng cân cho trẻ, ông Lâm Quốc Hùng (trưởng phòng giám sát ngộ độc Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết trên báo Tuổi trẻ: “Corticoid được sử dụng cho mục đích kháng viêm, ức chế miễn dịch, tăng cường giữ nước. Sử dụng corticoid kéo dài khiến cơ thể hạn chế đào thải nước khỏi tế bào, gây phù nội bào, khiến thoạt nhìn người dùng corticoid có vẻ tăng cân, nhưng thực chất họ bị giữ nước, mặt tròn như mặt trăng. Ở trẻ em, sử dụng corticoid kéo dài có thể gây hiện tượng giòn xương, suy giảm miễn dịch, giảm đề kháng khiến trẻ dễ ốm đau”.
Cùng thời gian này năm 2012, hàng loạt trẻ phải nhập việc để điều trị do nhiễm độc chì do uống thuốc cam của các thầy lang để "hay ăn chóng lớn" hoặc chữa một số bệnh thông thường.
Nguồn Vietnamnet
Nên xem
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46