“Tiền mất tật mang” vì chữa bệnh theo cách…truyền miệng

(LĐTĐ) Y khoa hiện đại đã phát triển, nhưng nhiều người dân vẫn tin theo những cách chữa bệnh truyền miệng, “mẹo” chữa bệnh vô căn cứ, phản khoa học như: Nhịn ăn “thanh lọc cơ thể” bằng nước kiềm, sơ cứu đột quỵ bằng cách châm kim vào hai bên dái tai; giảm đau bằng phương pháp ong châm... Đây đều là những cách làm không được kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

“Thanh lọc cơ thể” bằng nước kiềm

Chỉ trong vòng 1 tháng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do tự chữa bệnh bằng các “mẹo” truyền miệng và các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

Điển hình như ca bệnh nguy kịch do mắc hội chứng fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn) do đắp thuốc lá tại nhà. Theo đó, nam bệnh nhân G.X.S (59 tuổi, ở Hà Giang) đã trải qua những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng fournier. Đây là một trường hợp điển hình về sự nguy hiểm của việc điều trị không đúng cách và tình trạng bệnh lý diễn tiến nhanh chóng.

“Tiền mất tật mang” vì chữa bệnh theo cách…truyền miệng
Hình ảnh bệnh nhân suy kiệt trầm trọng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện 13 ngày, ông đã có triệu chứng sưng nóng, đỏ đau ở vùng bìu. Tin tưởng vào các phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân đã tìm đến thầy lang trong khu vực để thăm khám và đắp thuốc lá tại nhà. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm, mà còn trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hoại tử toàn bộ vùng da bìu tầng sinh môn lan lên thành bụng.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử bốc mùi thối, nhiều mủ, giả mạc và rất đau đớn. Sau 2 ngày điều trị tại cơ sở y tế ban đầu nhưng không có cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng fournier, theo dõi nhiễm khuẩn huyết với biểu hiện rõ rệt. Hội chứng này là một tình trạng hoại tử mô mềm vùng sinh dục và hậu môn, một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Hay trường hợp nam bệnh nhân suýt mất mạng khi nhịn ăn, chỉ uống 10 lít nước kiềm pha muối/ngày để “thanh lọc cơ thể”. Theo bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nam bệnh nhân nói trên có tiền sử viêm phế quản mãn tính, thường xuyên ốm yếu. Anh đã tìm đến một thầy lang và được “mách” uống nước ion kiềm pha muối. Kết quả sau 18 ngày áp dụng liệu trình (từ ngày 28/8 đến 17/9), người đàn ông này chỉ uống nước kiềm, không ăn và giảm gần 10 kg. Theo gia đình kể lại, thầy lang khuyên uống 10 lít nước ion kiềm pha muối mỗi ngày, và không ăn uống gì thêm để “thanh lọc cơ thể”.

Trong quá trình điều trị tại nhà thầy lang, còn khoảng 40 - 50 người khác cùng áp dụng phương pháp này. Mỗi ngày, một bệnh nhân uống nước chia thành các ca lớn với tổng lượng lên đến 10 lít, không ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, sau 18 ngày, người nhà đến thăm và phát hiện bệnh nhân S bị suy kiệt nghiêm trọng, nên quyết định đưa về nhà chăm sóc. Vào ngày 20/9, bệnh nhân bắt đầu sốt cao 39,8 độ C, kèm ho, đờm nhiều và mệt mỏi. Mặc dù đã được điều trị tại 2 cơ sở y tế nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không cải thiện.

Ngày 25/9, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng, viêm phổi trên nền bệnh viêm phế quản mãn tính. Tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, bệnh nhân được tiếp nhận trong trạng thái suy kiệt với chỉ số dinh dưỡng rất thấp. Xét nghiệm cho thấy, mức protein trong máu xuống thấp. Bệnh nhân bị teo cơ và mất lớp mỡ dưới da, sức cơ yếu đi đáng kể. Ngoài ra, chỉ số men gan của bệnh nhân đã tăng gần 5 lần so với bình thường.

Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị sốt xuất huyết, viêm phổi và suy kiệt trên nền viêm phế quản mãn tính. Hiện tại, bệnh nhân được chỉ định đặt sonde nuôi dưỡng vì khả năng nhai nuốt kém và nguy cơ cao mắc hội chứng hít sặc khi ăn uống.

Không nên bỏ qua “thời gian vàng” điều trị bệnh

Chia sẻ với phóng viên về ca bệnh trên, thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Thơm, Khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân uống nước kiềm hiện đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, trong đó có khả năng mắc hội chứng nuôi ăn lại. Đây là tình trạng mà cơ thể có phản ứng bất thường khi nhận lại dinh dưỡng sau một thời gian dài nhịn ăn, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Võ Đức Linh, Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) phân tích, uống nước ion kiềm chưa có cơ sở khoa học và không giúp thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu uống nước kiềm số lượng lớn, trong một thời gian dài, có thể gây thay đổi mức PH bình thường của cơ thể. Từ đó, người sử dụng có thể bị kiềm chuyển hóa có thể dẫn tới các biểu hiện buồn nôn, nôn, co giật cơ, run tay chân… Khi kết hợp uống nước kiềm với nhịn ăn, cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng. “May mắn khi bệnh nhân đã được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tiếp tục uống nước ion kiềm mà không ăn thêm trong liệu trình kéo dài 26 ngày như đã được chỉ dẫn, không ai có thể bảo đảm bệnh nhân sẽ sống sót”, bác sĩ Linh nhấn mạnh.

Đáng lo ngại, không chỉ tự chữa bệnh bằng các “mẹo” truyền miệng và các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội còn tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện vì nghe theo “bác sĩ Google”. Dễ dàng nhận thấy một thực trạng hiện nay, chỉ cần lên mạng, tìm đến “bác sĩ Google” là đủ cách chữa bệnh từ đông y, tây y hay liệu pháp dân gian truyền miệng đều có. Chính vì thế, nhiều người cứ nghe ở đâu có phương pháp chữa bệnh mới là chia sẻ để mọi người làm theo.

Tuy nhiên, việc người dân tự tìm hiểu, tự ý chữa bệnh bằng các thông tin không được kiểm chứng sẽ vô cùng rủi ro. Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nghe “bác sĩ Google” cho ong đốt để chữa thấp khớp, gây hoại tử nặng bàn chân. Kết quả thăm khám và xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm mô bào cẳng bàn chân phải trên nền bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Các bác sĩ đã điều trị cắt cơn sốt cho bệnh nhân, sau đó phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử…

Đây là những ví dụ điển hình về việc tự ý điều trị bệnh bằng các phương pháp không được kiểm chứng, gây hậu quả nặng nề, lại bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị bệnh. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi gặp các vấn đề về sức khỏe, người dân hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đường phố quận Đống Đa rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Đường phố quận Đống Đa rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

(LĐTĐ) Thời điểm này, khắp các tuyến đường, ngõ phố của quận Đống Đa (Hà Nội) đã được trang hoàng cờ hoa rực rỡ chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ông Shigeru Ishiba trở thành Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản

Ông Shigeru Ishiba trở thành Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản

Với 291 trong tổng số 461 phiếu hợp lệ tại Hạ viện Nhật Bản, Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shigeru Ishiba đã được bầu làm Thủ tướng thứ 102 của nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ, không giới hạn, không có biên giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ, không giới hạn, không có biên giới

(LĐTĐ) Sáng 1/10, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).
Hapulico được tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024

Hapulico được tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024

(LĐTĐ) Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người lao động luôn được Đảng bộ, Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn Công Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị (Hapulico) coi là mục tiêu quan trọng nhất và đó cũng chính là chương trình hành động xuyên suốt trong thời gian qua.
Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIII - năm 2024

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIII - năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (1/10), tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận tổ chức Lễ khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động và lực lượng vũ trang (CNVCLĐ & LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIII - năm 2024.
Công đoàn quận Long Biên: Triển khai chăm lo thiết thực, hiệu quả, kịp thời tới đoàn viên

Công đoàn quận Long Biên: Triển khai chăm lo thiết thực, hiệu quả, kịp thời tới đoàn viên

(LĐTĐ) 9 tháng đầu năm, hoạt động Công đoàn quận Long Biên tiếp tục ghi dấu ấn với nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, hướng đến chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động.
LĐLĐ quận Tây Hồ giành giải đặc biệt Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”

LĐLĐ quận Tây Hồ giành giải đặc biệt Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”

(LĐTĐ) Ngày 1/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Chung khảo Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”.

Tin khác

Thanh Oai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống nước ngọt miễn phí

Thanh Oai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống nước ngọt miễn phí

(LĐTĐ) Tin từ huyện Thanh Oai, đã có học sinh Trường THCS Bình Minh, có dấu hiệu ngộ độc sau khi sử dụng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ở cổng trường.
Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua (từ ngày 20 đến 27/9), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết và 18 ổ dịch tại 8 quận, huyện.
Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão

Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thông tin về việc thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận cùng huyết thống cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

(LĐTĐ) Vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu, dành cho số đông. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là vắc xin an toàn và dùng được cho trẻ em là đối tượng nhạy cảm và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết rất cao.
Toạ đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”

Toạ đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp Công ty Revita, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng công nghệ giải mã gen tại Nhật Bản, tổ chức Tọa đàm y tế “Sức khoẻ về gen và chống lão hóa”.
Bàn giao 30 trung tâm y tế về ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý

Bàn giao 30 trung tâm y tế về ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao 30 trung tâm y tế (TTYT) thuộc Sở Y tế về UBND các quận, huyện, thị xã quản lý.
Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

(LĐTĐ) Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Tập trung ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo, cùng với chế độ ăn khoa học.
Hiểm họa khôn lường từ bóng cười

Hiểm họa khôn lường từ bóng cười

(LĐTĐ) Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt một năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân

Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân

(LĐTĐ) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K (52 tuổi, ở Hưng Yên) bị uốn ván từ vết thương do bị gạch rơi vào chân. Khi bị thương, bệnh nhân đã tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván.
Xem thêm
Phiên bản di động