Không tự chữa khi bị rắn độc cắn
Bệnh nhân bị rắn cắn đang được chăm sóc tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai). |
Hiện Trung tâm đang điều trị cho 6 ca bị rắn độc cắn, trong đó có bệnh nhân Ngô Quang Ph., 61tuổi (ở Tiên Du, TP.Bắc Ninh) làm nghề buôn cua, bán rắn vài chục năm nay. Bệnh nhân vào Trung tâm Chống độc trong tình trạng bị liệt hô hấp và có dấu hiệu bị hoại tử quanh vùng bị rắn cắn, do bị rắn hổ mang cắn. Còn bệnh nhân Ngô Văn H. 45 tuổi (ở Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) khi đi đánh lưới bị rắn cặp nia cắn vào tay. Thấy vết cắn ở tay sưng đỏ, người nhà đến thầy lang lấy thuốc uống và lấy gan gà để đắp. Dù vậy, tình trạng của bệnh nhân thêm nặng hơn: Khó thở, tím tái, co cơ, không nói được.
Theo bác sĩ Nguyên, sau khi bị rắn độc cắn, cần sơ cứu đúng cách để nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó đưa nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời. Không được ga-rô vết thương bởi sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, gây nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì ga-rô, trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn. Việc sử dụng các loại thuốc dân gian, hoặc chữa bằng mẹo cũng dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân.
Dù trong 2 họ rắn thường gặp ở nước ta, rắn hổ có thể chủ động tấn công người, nhưng phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn. Khi bị rắn cắn, không để bệnh nhân tự đi lại. Phải bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp, cởi đồ trang sức ở chân, tay bị cắn để tránh gây chèn ép vùng bị sưng nề; băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Sau đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bóp bóng, máy thở xách tay,..).
Ngọc Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00