Già nhanh vì tư thế ngủ không đúng!
Có nên lo lắng vì thức giấc giữa đêm? | |
Làm thế nào bạn biết được mình đã có một đêm ngon giấc? | |
Vì sao thấy mệt mỏi dù ngủ nhiều trong kỳ nghỉ lễ? | |
Tư thế ngủ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? |
Đầu tiên, hãy xem xét tư thế ngủ: Bạn có nằm úp mặt xuống gối hay nằm sấp và nghiêng mặt như 1 chú mèo?
Thật không may, bất cứ tư tế nào không phải là lưng áp xuống giường, mặt hướng lên trần nhà thì đều có thể gây ra những vấn đề thẩm mỹ ngắn hạn và dài hạn.
Bởi khi úp mặt hay 1 bên má áp vào gối sẽ khiến chất lỏng tập trung về khu vực này để rồi khi thức dậy bạn cảm giác như mình đang bị đau răng với phần da tiếp xúc với gối bị lõm xuống.
“Chúng ta thức dậy với gương mặt sưng húp. Đó là bởi khi nằm, chất lỏng sẽ bị xô đẩy trên gương mặt, gây ra tình trạng sưng và xanh xao.
Việc nằm ngửa sẽ giúp giảm thiểu điều này. Các chuyên gia Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên ngủ ngửa để tránh lão hóa trên gương mặt.
Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng sưng bọng mắt vào buổi sáng là do không tẩy trang mắt kỹ, tiêu thụ quá nhiều muối hay chất cồn vào trước giờ đi ngủ và sự thay đổi nội tiết tố.
Tất nhiên, tình trạng sưng này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất trong khoảng 1 tiếng hay lâu hơn.
Nhưng các nếp gấp do nằm áp mặt vào gối vừa không đẹp lại vừa khó mất đi khi tuổi tác tăng lên. Nó có thể tồn tại tới tận giờ ăn trưa. Và tệ hơn, khi thói quen ngủ này duy trì, nó sẽ chính là thủ phạm gây ra nếp nhăn sau này.
“Khi có tuổi, gương mặt sẽ càng ít đối xứng”, TS. Amanda Wong Powell, Giám đốc Da liễu của Phòng khám Courthouse (Anh) nói. “Những nếp nhăn về cơ bản là sự chuyển động lặp đi lặp lại của gương mặt, và dĩ nhiên, sự vận động của các cơ mặt của mỗi người là khác nhau”.
Qua thời gian, những thói quen như nằm nghiêng 1 bên má sẽ hình thành nếp nhăn.
Vậy hãy thử thay đổi cách bạn nằm ngủ?
“Khi quan sát 1 bệnh nhân, tôi có thể nói chính xác tư thế họ nằm ngủ”. Khi có nhiều nếp nhăn ở 1 bên mặt thì có nghĩa là họ đã nằm áp mặt bên đó cả đêm vào gối”.
Còn chuyên gia Emma có thể dự đoán được tư thế ngủ của 90% bệnh nhân. Theo bà, nếu ở độ tuổi tiền mãn kinh mà nằm ngủ cùng 1 tư thế trên trong vòng 3-6 tháng thì sẽ hình thành những nếp nhăn vĩnh viễn trên mặt và ngực.
Nếu bạn thấy nếp nhăn tuổi trung niên là chuyện nhỏ thì cũng cần cẩn thận với chứng đau nhức tai.
"Có những bằng chứng cho thấy ngủ nghiêng 1 bên liên tục có thể gây ra bệnh da ở vùng tai (hondrodermatitis nodularis), một chứng viêm thông thường ở sụn tai và vùng da quanh đó. Nó rất đau. Giải pháp đơn giản là thay đổi tư thế nằm để giảm áp lực cho tai, còn nặng hơn sẽ phải phẫu thuật, áp lạnh, tiêm steroid", TS. Adam Friedmann, chuyên gia da liễu của Phòng khám Da liễu Harley Street, cho biết.
Ông cũng cho biết phòng khám của mình thường tiếp nhận 1-2 bệnh nhân mắc bệnh này mỗi tuần.
Những thủ phạm khác
Nhưng không chỉ tư thế ngủ mà độ ẩm và nhiệt độ phòng cũng cần gây lão hóa.
“Nóng có thể khiến da bị khô và kích ứng các bệnh như eczema, đặc biệt là vùng quanh mắt với biểu hiện đỏ, có vảy, các mảng nổi làm gia tăng nếp gấp, nếp nhăn da mà sau này chính là các vết chân chim nơi khóe mắt”.
TS Adam cũng lưu ý rằng ngay cả khi không có bệnh da, tình trạng khô da cũng sẽ làm trầm trọng thêm nếp nhăn đã có. Theo đó giải pháp là sử dụng kem dưỡng và đặt máy tạo ẩm trong phòng.
Việc thay gối thường xuyên cũng rất cần thiết, nhất là khi da bị kích ứng. Gối nên được thay mỗi năm 1 lần bởi chiếc gối sẽ hứng đủ các tế bào da chế, chất bã nhờn và dầu, thúc đẩy các vấn đề trên da sau mỗi 8 tiếng ngon giấc
Cũng cần hết sức cẩn thận khi sử dụng mặt nạ đắp mắt. Nếu nó quá ôm sát hay không vệ sinh, da cũng sẽ bị co kéo và kích ứng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05