Dụng cụ thoát hiểm khi xảy cháy: Liệu có an toàn?
Khi rơi vào những hoàn cảnh bất lợi: Làm gì để thoát hiểm? | |
Nhiều nhà máy may vẫn chưa bảo đảm lối thoát hiểm |
Loạn thiết bị cứu nạn
Không chỉ những cư dân đang sinh sống tại tòa nhà CT4A, khu chung cư Xa La (Hà Đông), mà nhiều người dân sống ở các khu chung cư cao tầng khác không khỏi lo lắng, bất an, sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra tại chung cư Xa La. Vụ việc đã được ban quản lý tòa nhà khắc phục ngay sau đó, bằng các biện pháp tăng cường thêm các thiết bị phòng cháy, chữa cháy giúp người dân yên tâm hơn để sinh sống. Thế nhưng, rất nhiều gia đình đang sinh sống ở các khu chung cư đã đổ xô săn lùng những thiết bị cứu nạn, cứu hộ, PCCC nhằm tự bảo vệ gia đình mình.
Trước hiện tượng người dân đổ xô tìm mua dụng cụ thoát hiểm, phóng viên đã tìm đến một số cửa hàng trên đường Tây Sơn. Tại đây, anh Đức, chủ cửa hàng Đức Hương chuyên bán dụng cụ thoát hiểm, cứu nạn, cho biết, khoảng 1 – 2 tuần vừa qua, người dân tìm mua các sản phẩm thoát hiểm cá nhân rất nhiều, có thời điểm cung không đủ cầu. Các sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất là ba lô, thang dây thoát hiểm, mặt nạ dưỡng khí. Với những sản phẩm này thì giá thành bán theo chất lượng. “Tôi thường bán sản phẩm của Mỹ, Hàn Quốc, Australia, chất lượng tốt nên giá thành cũng hơi cao. Với ba lô thoát hiểm giá từ 16 – 20 triệu đồng; thang dây và mặt nạ dưỡng khí có giá thấp nhất là 9 triệu đồng. Giá cao nhưng các sản phẩm giúp người dân yên tâm hơn khi xảy ra cháy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hàng giá rẻ trên mạng nhiều, giá chỉ vài triệu đồng nhưng toàn là hàng của Trung Quốc thôi”, anh Đức nói.
Nên tăng cường học các kỹ năng thoát hiểm trước khi tìm mua dụng cụ thoát hiểm |
Tại cửa hàng Thu Vân trên đường Tôn Đức Thắng, khi được hỏi về giá các dụng cụ thoát hiểm, chị Vân chủ cửa hàng liền giới thiệu, ở đây có các sản phẩm của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…giá cũng có nhiều loại. Thang dây của Trung Quốc có giá khoảng trên 4 triệu đồng, còn của Mỹ giá khoảng hơn 8 triệu đồng tùy loại; ba lô thoát hiểm cũng vậy giá tùy loại, dao động từ 12 - 19 triệu đồng. “Ba lô thì có thể sử dụng trong khoảng độ cao 80m, trọng lượng tối đa khoảng 130kg, còn đối với thang dây thoát hiểm, thì độ cao được khuyến cáo là 21m, chịu được lực 150kg. Sản phẩm này nặng khoảng 4kg. Tất cả các sản phẩm đều nhỏ gọn, tiện lợi dễ sử dụng và thời gian tiếp đất khoảng 3 – 5 phút, chỉ cần giới thiệu qua là có thể sử dụng được ngay”, chị Vân giới thiệu.
Với tâm lý tự cứu lấy mình trước khi lực lượng cứu hộ - PCCC đến ứng cứu, nhiều người dân lo lắng tìm mua các sản phẩm cứu hộ, thoát hiểm mà thậm chí không quan tâm đến việc sẽ sử dụng ra sao khi gặp nạn, nguồn gốc, giá cả…Chị Nguyễn Thị Hải Yến, một người dân đang sinh sống tại tầng 21, tòa nhà CT4A chung cư Xa La, cho biết, chị đã mua cho cả nhà 1 chiếc thang dây thoát hiểm, 3 mặt nạ dưỡng khí trên đường Tây Sơn, với giá hơn 30 triệu đồng. Khi mua những dụng cụ này chị đều được chủ cửa hàng hướng dẫn sử dụng sơ bộ. Chị Yến bảo: “Thấy bảo của Mỹ là tốt, vì thế giá hơi đắt tôi cũng cố mua bằng được. Còn về phần sử dụng thì cũng đơn giản, thang cứ buộc chặt vào rồi thả xuống, mặt nạ thì dùng theo hướng dẫn nếu như có khói xuất hiện…”.
Nâng cao kỹ năng thoát hiểm
Vẫn biết, trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tình huống việc sử dụng các dụng cụ cá nhân để tự cứu lấy mình, hoặc trợ giúp người khác thoát hiểm là điều được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, đừng chỉ vì mong muốn giúp gia đình an tâm hơn về tâm lý mà vội vàng mua dụng cụ, thiết bị thiếu an toàn, đặc biệt là không được hướng dẫn, tập huấn sử dụng bài bản sẽ khiến cho những dụng cụ thoát hiểm trở thành nguy hiểm.
Anh Nguyễn Hữu Thiên, hiện đang sinh sống tại chung cư Kim Văn, Kim Lũ, chia sẻ, thấy cháy xảy ra nhiều gia đình tôi cũng thấy lo. Nghe mọi người rỉ tai nhau tìm mua ba lô thoát hiểm, vợ tôi cũng nằng nặc bắt phải đi mua bằng được. Vẫn biết việc tự bảo vệ bản thân mình là quan trọng, nhưng khi tìm mua thì mỗi nơi một giá, nguồn gốc xuất xứ thì không rõ ràng. Đã vậy khi hỏi về cách sử dụng, người bán hàng chỉ hướng dẫn sơ sài, qua loa, nghe vậy tôi cũng thấy bất an. “Muốn thoát hiểm hay sử dụng thành thạo dụng cụ thoát hiểm, cứu nạn thì cần phải được học, được hướng dẫn cụ thể từ trường lớp hoặc các chuyên gia cứu nạn, đằng này hướng dẫn sơ sài quá. Tôi nghĩ chẳng đâu bằng việc tự học các kỹ năng thoát hiểm, nếu không có kỹ năng thì có mua cả đống dụng cụ cứu nạn, thoát hiểm cũng trở nên vô dụng”, anh Thiên nói.
Đại tá Hoàng Quốc Định, Giám đốc Sở CSPC&CC T.P Hà Nội cho biết, việc trang bị các thiết bị an toàn cho gia đình là cần thiết, tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm dùng để thoát hiểm, cứu nạn, người dân cần hết sức thận trọng, bởi không chỉ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại sản phẩm này, mà còn là việc người dân sử dụng thiết bị nhưng không qua tập huấn, hướng dẫn cụ thể sẽ gây nguy hiểm. |
Việc người dân tìm mua các sản phẩm thoát hiểm, cứu nạn suy cho cùng là một trong những việc làm “cực chẳng đã”, thế nhưng ít ai ngờ rằng, chính bởi tâm lý của người dân khiến cho thị trường dụng cụ thoát hiểm trở nên khó kiểm soát, không chỉ bởi về giá thành mà còn về chất lượng.
Khuyến cáo về vấn đề trên, đại tá Hoàng Quốc Định, Giám đốc Sở CSPC&CC T.P Hà Nội, cho biết, việc trang bị các thiết bị an toàn cho gia đình là cần thiết, tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm dùng để thoát hiểm, cứu nạn, người dân cần hết sức thận trọng, bởi không chỉ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại sản phẩm này, mà còn là việc người dân sử dụng thiết bị nhưng không qua tập huấn, hướng dẫn cụ thể sẽ gây nguy hiểm.
Theo đại tá Định, để tự cứu mình, việc đầu tiên người sử dụng thiết bị an toàn cần phải có kỹ năng thoát nạn và được tập huấn từ lực lượng chuyên nghiệp. Trên thực tế, nhiều buổi tập huấn kỹ năng thoát nạn được lực lượng chuyên nghiệp hướng dẫn tại khu dân cư nhưng rất ít người dân quan tâm tham dự. Do đó, khi gặp sự cố họ nhanh chóng rơi vào tình trạng rối trí, hoảng loạn. Vì thế, trước khi tìm mua các dụng cụ thoát hiểm, người dân cần học những kỹ năng cần thiết thoát hiểm, để khi gặp tình huống bất lợi sẽ xử trí kịp thời, cũng như sử dụng dụng cụ thoát hiểm thành thạo.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34