Khi rơi vào những hoàn cảnh bất lợi: Làm gì để thoát hiểm?

Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ thảm sát, từ việc hai cha con bị trộm sát hại ở Gia Lai, 4 người bị giết trong rừng vắng ở Nghệ An và gần đây nhất là vụ 6 người trong một gia đình ở Bình Phước bị sát hại dã man…đã khiến nhiều người giật mình. Các vụ án mạng liên tiếp xảy ra với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn, vậy phải làm gì để hạn chế vấn đề này? Người dân cần làm gì khi rơi vào những hoàn cảnh bất khả kháng…?.
Nhiều nhà máy may vẫn chưa bảo đảm lối thoát hiểm
Khách tự ý mở cửa thoát hiểm khi phi công đã nổ động cơ máy bay
Cuộc thoát hiểm gay cấn của thiếu nữ khỏi lũ "yêu râu xanh"

Chủ động bảo vệ mình

Trong thời kỳ kinh tế xã hội ở Việt Nam phát triển như hiện nay, những biến động xã hội đang làm sáo mòn các giá trị chuẩn mực truyền thống. Cùng với đó, ở giới trẻ, nhận thức, suy nghĩ chưa được hình thành ổn định, thì tỷ lệ các hành vi lệch chuẩn gia tăng là chuyện khó tránh khỏi, thậm chí dễ trở thành tội phạm.

Trong khi việc quản lý, giám sát các hành vi lệch chuẩn còn chưa đi vào ổn định, thì mỗi người phải tự hình thành những kỹ năng thoát hiểm cho bản thân và gia đình khi rơi vào hoàn cảnh bất lợi bị tội phạm tấn công, cướp tài sản, uy hiếp tính mạng…là cực kỳ quan trọng. Nhà nghiên cứu tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ, trước các mối quan hệ xã hội, đối tác làm ăn dù là thân thiết hay xã giao, mọi người nên cẩn trọng trong cách ứng xử, giao tiếp tránh dẫn đến mâu thuẫn và đẩy nó lên đỉnh điểm.

Khi rơi vào những hoàn cảnh bất lợi: Làm gì để thoát hiểm?
Tăng cường các thiết bị giám sát, bảo vệ tránh rủi do khi bị kẻ xấu tấn công

“Chúng ta nên học những kỹ năng đàm phán, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, giải quyết xung đột, vì đây là một trong những kỹ năng rất tốt có thể giúp chúng ta hóa giải những hiềm khích, mâu thuẫn khi xảy ra xung đột. Đồng thời tạo nên môi trường sống lành mạnh, giảm thiểu sự thù hằn và những động cơ gây hấn, trả thù. Bởi, khi một xung đột bị đẩy lên cao trào dẫn đến khó kiểm soát, con người có thể mất năng lực kiểm soát hành vi, dễ tạo nên những hiểm họa bất thường. Vì thế, giảm thiểu được những nguy cơ này sẽ giúp gia đình mình tránh được những rủi do không đáng có”- ông Hòa nhận định.

Đồng tình với quan điểm trên, Th.s Đặng Đình Toàn, Giám đốc Cty đào tạo và huấn luyện vệ sĩ - bảo vệ Thành An cho rằng, mỗi người có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tạo dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh, hóa giải những cạnh tranh, mâu thuẫn, xung đột cá nhân…trong các mỗi quan hệ làm ăn, sinh hoạt hàng ngày cũng như các mối quan hệ ngoài xã hội khác. Cần thiết lập phương thức kết nối khẩn với những cá nhân, đường dây nóng để thông báo hoặc yêu cầu sự trợ giúp giải cứu trong tình huống nguy cấp. Mọi người trong gia đình nên có sự bàn bạc và thống nhất sử dụng những tín hiệu khẩn, khi cần thiết có thể truyền đi và nắm bắt một cách nhanh nhất, đây là một trong những kỹ năng an toàn cần trang bị. Vì chúng ta đều hiểu rằng, không có nhiều thời gian trong những lúc nguy cấp. Tín hiệu được truyền đi thành công, thì cơ hội được giải cứu sẽ cao hơn.

“Chúng ta đang thiếu rất nhiều những phương pháp giáo dục phù hợp, cách giải tỏa, kiểm soát căng thăng cho giới trẻ. Vì thế, với cách giáo dục, môi trường xã hội như hiện nay thì tỉ lệ tội phạm là thanh thiếu niên gia tăng với thủ đoạn ngày càng dã man”- nhà nghiên cứu Tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Toàn cũng đưa ra lời khuyên với mọi người khi xảy ra việc bị kẻ gian tấn công, đó là thường xuyên chú ý đến những điểm thoát hiểm như cầu thang bộ, hướng thoát ra cửa phụ… Ngoài ra khi thiết kế các loại cửa cần chú ý đến việc không gây bất lợi cho chủ nhà, nhưng sẽ gây khó khăn, lúng túng cho đối tượng; chú ý đến việc thiết kế nơi trú ẩn an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, những vật dụng cần thiết như chìa khóa cửa chính, chìa khóa cửa thoát hiểm hay các vật dụng giúp chống trả lại kẻ gian cũng cần được thông báo rõ về nơi cất giữ, đường nào nhanh nhất để lấy những vật đó. Thậm chí, lắp đèn báo hiệu khẩn cấp khi gặp trường hợp bất thường…

Cần lắp đặt các thiết bị bảo vệ

Theo đánh giá của các nhà tâm lý, những năm qua có nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra, đối tượng gây án chủ yếu nằm trong độ tuổi thanh, thiếu niên. Cuộc sống chạy theo đồng tiền khiến thanh niên bị ảnh hưởng, khiến việc bắt trước các hành vi bạo lực ngày một tăng. Bên cạnh đó, việc giới trẻ thường xuyên xem những bộ phim bạo lực, game bạo lực dễ dẫn đến bản tính hung hãn, bắt chước… “Chúng ta đang thiếu rất nhiều những phương pháp giáo dục phù hợp, cách giải tỏa, kiểm soát căng thăng cho giới trẻ. Vì thế, với cách giáo dục, môi trường xã hội như hiện nay thì tỉ lệ tội phạm là thanh thiếu niên gia tăng với thủ đoạn ngày càng dã man”- nhà nghiên cứu Tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ.

Ngoài ra, theo đánh giá của ông Hòa, đối tượng mà kẻ xấu nhắm đến thường là những người có tài sản, giàu có…Khi xảy ra mâu thuẫn hoặc khi đối tượng cần tiền thì những gia đình trên dễ bị đối tượng tấn công. Bởi vậy, ngoài việc học các kỹ năng giải quyết xung đột, tạo ra các tín hiệu riêng trong những trường hợp bất khả kháng thì việc mỗi gia đình nên tự trang bị các thiết bị bảo vệ, thiết bị giám sát an toàn hoặc thuê bảo vệ, vệ sĩ là rất cần thiết.

Đồng tình với quan điểm của ông Hòa, ông Nguyễn Hữu Thắng – Giám đốc một công ty chuyên về thiết bị giám sát, cho rằng, hiện nay nhiều gia đình quan tâm và sử dụng các thiết bị camera giám sát, tuy nhiên khi lựa chọn cần chú ý đến chất lượng, vị trí đặt, vị trí điều khiển nhằm hỗ trợ ghi lại diễn biến xảy ra hàng ngày. Khi lắp đặt camera giám sát đường dây điện, cần phải được chạy ngầm để tránh bị cắt, các vị trí công tắc và điều khiển phải đảm bảo bí mật. Đặc biệt, khi các thiết bị giám sát bị hỏng hóc hoặc sửa chữa, cần phải chú ý cảnh giác và tìm các giải pháp khác thay thế, thời điểm sửa chữa là những khoảng thời gian dễ bị các đối tượng tấn công nhất.

Cũng theo ông Thắng, các gia đình không khoe khoang tài sản và tiết lộ bí mật thông tin về tài sản, quy luật sinh hoạt của gia đình. Việc làm đó có thể dẫn đến rủi do. Ngoài ra, cộng đồng cần nâng cao sự giám sát, giáo dục các kiến thức pháp luật, kỹ năng sống cho thanh, thiếu niên nhằm nắm bắt kịp thời sự thay đổi bất thường nhằm hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích... thậm chí mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn, có nguy cơ gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Làm thế nào để hạn chế thấp nhất những “vấn nạn” này? Đặc biệt, để những đứa trẻ trở thành người có ích chứ không phải là gánh nặng cho xã hội.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi cộm tuần qua.
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó có việc điều chỉnh các mức trừ điểm Giấy phép lái xe do vi phạm nồng độ cồn so với bản dự thảo trước.
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chiêu trò lừa đảo mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dân, điều đáng nói là các đối tượng mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị “sập bẫy”.
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên… nên đã đăng tin tuyển dụng việc làm “ảo” trên các trang mạng xã hội. Với hình thức lừa đảo tinh vi, không ít người lao động ở Hà Nội đã rơi vào “bẫy” việc làm online để rồi tiền mất, thông tin cá nhân bị đánh cắp…
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

(LĐTĐ) Những ngày qua, sự việc vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính là do “lỗ hổng” pháp lý trong hoạt động đấu thầu sách. Trong đó, việc không quy định, hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng với các hình thức lựa chọn nhà thầu, khiến doanh nghiệp lợi dụng ban hành hạn mức cao hơn so với quy định của Luật Đấu thầu, từ đó gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

(LĐTĐ) Một số cá nhân kinh doanh lương thực, thực phẩm thiết yếu lợi dụng mưa bão thực hiện hành vi găm hàng, tạo ra tình trạng khan hiếm, khiến giá lương thực, thực phẩm tăng cao. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ.
Xem thêm
Phiên bản di động