Xây dựng nông thôn mới: Đem lại lợi ích bền vững cho nông dân, nông thôn
Nâng cao chất lượng sống
Xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại là mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô công cuộc xây dựng, nâng cao đời sống đặc biệt là khu vực ngoại thành Hà Nội đã và đang có những bước chuyển mạnh.
Con đường tranh ngút mắt trên trục đường 32, phản ánh quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: Giang Nam |
Tại những vùng quê này, nông thôn mới như một cuộc cách mạng, giúp người dân bứt phá, làng quê thay da đổi thịt vươn lên cuộc sống mới. Sự đổi thay có thể dễ dàng thấy được thông qua các tiêu chí về chất lượng cuộc sống như cảnh quan môi trường, đời sống kinh tế…
Huyện Ba Vì là ví dụ. Sau thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới, các mặt kinh tế xã hội của huyện đã có đổi thay rõ rệt, nhân dân rất vui mừng phấn khởi. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa - thể thao tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn của huyện. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của huyện (lúa gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau, thực phẩm…).
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: Lúa hàng hóa chất lượng cao, Thanh long ruột đỏ, rau an toàn, gia cầm, bò thịt, bò sữa... Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, các mặt văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì ở tất cả các xã, số xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở tăng. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày một tăng cao.
Phát triển chăn nuôi ong – mô hình kinh tế hiệu quả tại xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây. Ảnh: Giang Nam |
Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, các địa phương trên địa bàn đã và đang nỗ lực xây dựng và thực hiện kế hoạch duy trì, phát triển các tiêu chí đã đạt được, hướng đến đích là nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Tại lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã Sơn Tây hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh cho biết, nổi bật trong bức tranh xây dựng nông thôn mới ở thị xã Sơn Tây là đầu tư cho hạ tầng ở các xã xây dựng nông thôn mới với mục tiêu thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Theo đó, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 đến nay, thị xã Sơn Tây đã bố trí gần 367,3 tỷ đồng cho 156 dự án về phát triển giao thông nông thôn với 221,53km đường.
Trong đó, đường trục xã, liên xã đã nhựa hóa, bê tông hóa hơn 58km, đạt 100% theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; đường trục thôn, liên thôn đã nhựa hóa, bê tông hóa 129,2km, đạt 100%; đường ngõ xóm có 124,24/126,74km được bê tông hóa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi, bảo đảm vận chuyển hàng hóa quanh năm đạt 100% chuẩn theo quy định, trong đó, gần 68km được bê tông hóa.
Cơ sở vật chất, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ảnh: Giang Nam |
Xác định công cuộc xây dựng nông thôn mới là không ngừng nghỉ, Thị xã Sơn Tây đang không ngừng phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, nỗ lực không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
Nhiệm vụ lâu dài
Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xét cho cùng là nâng cao đời sống người nông dân. Nắm bắt được tinh thần này, nhiều địa phương dù có xuất phát điểm không cao nhưng đã biết khéo léo tận dụng thế mạnh vốn có để phát triển. Tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, phong trào phát triển chăn nuôi đà điểu đang mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi nơi đây.
Anh Nguyễn Văn Trung – một trong những người tiên phong nuôi “chim khổng lồ” ở vùng đất này cho biết, thời gian đầu mới bắt tay vào chăn nuôi, do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của đà điểu nên anh Trung gặp không ít khó khăn. Dẫu vậy, với ý chí quyết tâm, vừa học, vừa làm cũng như nhận được sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, anh Trung dần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản.
Mô hình chăn nuôi đà điểu tại huyện Ba Vì mang lại kinh tế hiệu quả. Ảnh: Giang Nam |
Anh Trung nhận thấy đà điểu rất dễ nuôi, ít gây ô nhiễm hơn so với nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc... Đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp, lớn nhanh. “Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… Với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống” - anh Trung nhận định.
Đó là sự năng nổ, nhanh nhẹn “chuyển mình” của người nông dân, tại nhiều địa phương khác, công cuộc chuyển dịch cây trồng, con giống sao cho đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ.
Đến các địa phương ngoại thành thời điểm này có thể dễ dàng bắt gặp những “con đường bích họa” bắt mắt, xóm làng phong quang, những ngôi trường khang trang, sạch đẹp, những khu trồng hoa ly, hoa cúc, hoa hồng nhiều màu sắc… Hoa khoe sắc trên các con đường, hoa làm đẹp cả bên bờ ruộng, hoa lấn cỏ dại, lấn bãi rác…
Theo tìm hiểu, người dân ở các thôn, xóm thuộc vùng ngoại thành như: Phú Xuyên, Thường Tín, hay Quốc Oai, Thanh Trì, Đan Phượng… luôn có phương châm “Thêm một bông hoa, bớt một túi rác”. Nhờ vậy, người dân những vùng này thường duy trì nề nếp dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào những ngày cố định trong tháng, nơi công cộng (thường vào ngày chủ nhật giữa tháng và cuối tháng) gắn với việc nhặt cỏ, chăm bón hoa.
Công cuộc xây dựng nông thôn mới suy cho cùng đích đến vẫn là nâng cao được chất lượng sống, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Ảnh: Giang Nam |
Hoạt động tập thể lành mạnh, tô điểm cho nếp đẹp văn minh đã được các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân ủng bộ bởi xét cho cùng nó không chỉ tạo môi trường sống trong lành mà còn khiến tình làng nghĩa xóm thêm đoàn kết.
Công cuộc xây dựng nông thôn mới suy cho cùng đích đến vẫn là nâng cao được chất lượng sống, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để khẳng định vai trò, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự tiên phong của tổ chức Đảng. Để nông thôn trở thành nơi đáng sống thì còn cần nhiều hơn nữa những “đòn bẩy” nâng cao đời sống. Dừng lại, tự thỏa mãn với những kết quả đạt được sẽ tụt hậu. Những kết quả này cũng sẽ là tiền đề, động lực để Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55