Vì đất nước và Thủ đô phồn vinh

(LĐTĐ) Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phòng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), Quốc tế Lao động 1/5 và chào mừng Tháng Công nhân năm 2022, mỗi chúng ta càng thêm tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, trân quý quá khứ, nguyện đoàn kết một lòng, không ngừng nỗ lực phấn đấu để cùng nhau xây dựng đất nước hùng cường.
Giải phóng miền Nam và bài học đại đoàn kết Xây dựng đất nước và Thủ đô phồn vinh Sống lại những ngày tháng 4 lịch sử ở Hà Nội
Vì đất nước và Thủ đô phồn vinh
1 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng húc đổ cánh cổng dinh tổng thống ngụy (nay là Dinh Thống Nhất) - Ảnh tư liệu

Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mà còn khẳng định chân lý: Một dân tộc có truyền thống anh hùng, có lòng yêu nước nồng nàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nhất định khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Phát huy hào khí 30/4 bất diệt, sau khi đất nước thống nhất, dù phải đối diện với muôn vàn khó khăn thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã từng bước hóa giải được những thách thức để bảo vệ vững chắc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng.

Từ chỗ thực thi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khép kín với thế giới, lại bị bao vây cấm vận, tại Đại hội VI năm 1986, Đảng ta đã tháo nút thắt bằng chính sách đổi mới, từ đây nền kinh tế đất nước dần vận hành theo cơ chế thị trường và đến nay đã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.

Trên bình diện ngoại giao, từ chỗ bị bao vây cấm vận, chúng ta đã tháo mọi rào cản, thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, nâng tầm quan hệ ở mức đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia, trong đó có những nước lớn.

Từ chỗ bị cô lập, nay Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các tổ chức của thế giới; tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…Vị thế và tiếng nói chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Đặc biệt từ chỗ là quốc gia nghèo, sau 35 tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành nước có thu nhập trung bình.

Đời sống của người dân ngày càng ấm no hạnh phúc. Số người giàu ngày một nhiều, người nghèo ngày một giảm, hộ đói cơ bản không còn. Việt Nam đã vươn lên là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đây chính là thành quả lớn nhất của đất nước trong 47 năm qua.

Vì đất nước và Thủ đô phồn vinh
Ảnh minh họa.

Không bằng lòng với những gì đã có, để đưa đất nước tiếp tục phát triển trong một thế giới đầy biến động, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa nhiều quyết sách mang tầm chiến lược. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu trên, giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, công nhân lao động Thủ đô nói riêng và Tổ chức Công đoàn luôn phát huy hào khí tiến công của tinh thần 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 bất diệt, không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, luyện tay nghề để nâng cao năng suất lao động. Công nhân lao động là chủ thể của đơn vị, doanh nghiệp; trong đó doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế.

Do đó, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh chính là “chìa khóa” để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước tiến tới hùng cường. Vì thế, Tháng Công nhân hàng năm không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân mà còn thể hiện tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy tinh thần ngày 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tin tưởng và quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân xây dựng đất nước mạnh giàu, Thủ đô Hà Nội phát triển.

LĐTĐ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới

Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới

(LĐTĐ) Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả các yếu tố này đang dần được hiện thực hóa tại thành phố biển Cam Ranh.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024 nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù

Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù

(LĐTĐ) Ngày 12/11, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm đã gây nên sự lãng phí rất lớn; do đó đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương rà soát các công trình chậm, các công trình lãng phí báo cáo Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh để có giải pháp xử lý.
Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025

Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025

(LĐTĐ) Theo Ban Quản lý dự án nhà ga hành khách T3, Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất, đến nay tiến độ thi công nhà ga T3 đạt khoảng 80% khối lượng, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025.
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024

Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 12/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp thành phố năm 2024 tại tổ hợp khách sạn Sheraton Hải Phòng, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, Cụm rạp chiếu phim CGV, địa chỉ tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng. Buổi diễn tập có sự tham gia của hơn 1.000 người và hàng trăm phương tiện xe cơ giới của nhiều lực lượng trên địa bàn thành phố.

Tin khác

Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Xem thêm
Phiên bản di động