Sống lại những ngày tháng 4 lịch sử ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đôi mắt bà Nguyễn Thị Miên (Tổ dân phố số 5, phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội) ngấn lệ khi nhắc tới thời khắc lịch sử của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Mỗi dịp kỷ niệm là một lần trái tim bà xốn xang với những ký ức cứ tự nhiên ùa về. Và rồi, hình ảnh ăn mừng của người dân Thủ đô trong năm tháng lịch sử ấy dần được hiện lên như thước phim quay chậm.
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi Tháng 4, mùa phim cách mạng
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi Thăm lại chiến trường xưa
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi Xây dựng đất nước: Sứ mệnh thiêng liêng đặt trên vai thế hệ trẻ
song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi
Sau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng, hàng chục vạn người dân thủ đô Hà Nội đã đổ ra đường mừng ngày thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu.

Vui sao nước mắt lại trào

Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với Đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến thắng 30/4 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như những mốc son chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. 45 năm trôi qua, nhưng không khí náo nức của những ngày non sông thu về một mối, Bắc Nam liền một dải vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người Hà Nội.

“Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11 giờ 30 phút, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”, tiếng nói phát ra từ đài phát thanh vang lên khiến bà Miên trào nước mắt. Có thể nói, bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam ngắn gọn nhưng có sức mạnh như một tiếng sét giữa thinh không, làm cả dân tộc vỡ oà trong niềm hạnh phúc vô bờ bến. Không ai bảo ai, tất cả mọi người khi ấy cùng nhảy lên reo to như những đứa trẻ.

Trong trí nhớ của bà Miên, thời điểm đấy bà đang là nhân viên xí nghiệp Mì Chùa Bộc, lại mang thai đứa con đầu lòng. Do vậy, trong tiềm thức của bà, ngày 30/4 là dịp vô cùng đặc biệt. “Thời điểm đó, tôi đang mang thai ở tháng thứ 9, nhận được tin đất nước hoàn toàn độc lập, tôi mừng lắm, nước mắt cứ tự rơi. Vậy là con trai tôi đã có thể sinh ra trong thời hòa bình rồi.

Từ nay mọi người sẽ hoàn toàn yên tâm, đất nước không còn chiến tranh nữa, cũng sẽ không còn cảnh nhà nhà phải trở lại nơi sơ tán và thấp thỏm lo chạy bom, chạy đạn ở hầm trú ẩn như trước đây nữa. Tuy là hồi ấy còn rất trẻ nhưng tôi đã cảm nhận được chiến tranh ác liệt đến nhường nào”, bà Miên cho biết.

song lai nhung ngay thang 4 lich su o ha noi
Bà Nguyễn Thị Miên chia sẻ về những kỉ niệm trong ngày 30/4/1975 (Ảnh: K.Tiến)

Bà còn nhớ, các tuyến phố Thủ đô khi ấy không còn chỗ chen chân. Hầu như cả Hà Nội chẳng ai ở trong nhà, chẳng ai có tâm trí để làm việc mà kéo ra đường ăn mừng, đặc biệt đổ dồn về Bờ Hồ, Quảng trường Ba Đình nơi có Trung ương, có Bác.

Ánh mắt, nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt mỗi người. Thậm chí, nhiều cụ già, chị em phụ nữ vừa đi vừa khóc như một đứa trẻ. Ai nấy đều mừng vì chiến tranh kết thúc rồi, chắc chắn được sống, được đoàn tụ với người thân rồi. Tiếng hò hét, hô khẩu hiệu tự phát vang lên đó đây: “Bác Hồ muôn năm!”; “Quân đội nhân dân Việt Nam vô địch muôn năm!”

Trong thời khắc đất nước hoàn toàn thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà, cả phố phường đều rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Tiếng hát, tiếng pháo nổ ran, nối tiếp nhau hoà thành một thứ âm thanh mà cho đến nay, những người Hà Nội sống qua thời khắc ấy vẫn không thể nào quên được. Ai nấy đều tươi vui, tay bắt mặt mừng dù không hề quen biết. Thủ đô Hà Nội cứ thế ăn mừng suốt vài ba ngày sau đó.

Nhìn về quá khứ để trân trọng giá trị của hòa bình

Ông Nguyễn Huy Bạo (73 tuổi, Khu tập thể Khương Thượng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) vốn cũng xuất thân từ bộ đội. Sau khi Hà Nội thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (năm 1972), ông Bạo cùng một số đồng chí được đưa sang Hungari học tập. Mặc dù ở nơi đất khách quê người, ông Bạo cùng các đồng chí vẫn luôn hướng về đất nước, mong ngóng nhận tin hòa bình.

“Tôi còn nhớ hôm đấy là khoảng 5h30 sáng (theo giờ Hungari), khi chúng tôi còn đang ngủ thì một sĩ quan người Hungari vào dựng dậy thông báo tin Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn. Nhận được tin, anh em chúng tôi vui mừng khôn siết, mau chóng bật dậy, vội rò Đài Phát thanh Việt Nam. Khi tận tai nghe tin miền Nam được giải phóng, anh em chúng tôi nhảy múa, đi 1 vòng qua sân, lính Hungari cũng đi cùng, hô Việt Nam chiến thắng. Lúc đó đài mở bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, vậy là chúng tôi cũng hát theo, chẳng mấy chốc mà thuộc bài hát”, ông Bạo chia sẻ.

Cho đến hôm nay, sau 45 năm năm nhớ lại, trong lòng ông Bạo vẫn còn chan chứa niềm vui, niềm hân hoan của ngày Bắc – Nam xum họp một nhà. Ông xúc động bày tỏ: “Chúng tôi đã bỏ xương máu ra để bảo vệ đất nước, mong muốn của tôi là thế hệ sau này hãy nhìn về quá khứ để trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập tự do”. Theo tinh thần ấy, chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cả trong nước và quốc tế, cả nội lực và ngoại lực, tiếp tục đổi mới để đưa đất nước phát triển, đi lên.

Còn đối với PGS.TS Hà Đình Đức - một người nhiều năm gắn bó với Hà Nội thì ký ức về những ngày tháng 4 lịch sử là một trong những ký ức không bao giờ quên. Đúng ngày 30/4, khi ấy ông đang dạy học ở một trường học trên địa bàn quận Thanh Xuân, khi nghe tin chiến thắng dồn dập từ miền Nam báo về, mọi người đều reo hò, vui mừng khôn xiết. “Hà Nội gần như nổ tung, bài hát “Trên đường chúng ta đi” của Huy Du và “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được hát đi hát lại suốt cả ngày”, PGS.TS Hà Đình Đức nhớ lại.

Cũng theo ông, thời điểm đấy, Việt Nam là một nước nhỏ, tiềm lực kinh tế còn yếu nhưng lại là một trong những dân tộc có tài thao lược quân sự kiệt xuất vào bậc nhất thế giới. Thế trận chiến tranh nhân dân và trận đánh quyết định của Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đập tan bộ máy cai trị của địch, xóa bỏ ách thống trị và đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

45 năm qua, kể từ sau 30/4/1975, mặc dù đất nước ta vẫn phải trải qua cuộc chiến tranh biên giới, với những trận đánh khốc liệt ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc, đồng thời trải qua muôn vàn khó khăn, thách thức về chính trị - kinh tế - xã hội nhưng về căn bản, đất nước ta đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Để có được đất nước hòa bình, đang ngày một chuyển mình vươn lên khẳng định vị thế trên trường quốc tế, sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, quân và dân ta mãi được thế hệ sau khắc nhớ.

Để tiếp tục khơi nguồn động lực cho đất nước phát triển mạnh mẽ hơn, cần phải khơi dậy sức mạnh của lòng dân và tinh thần hòa hợp dân tộc. “Sức mạnh của Việt Nam chính là nền văn hiến của dân tộc, nhờ đó mà trong quá trình dựng nước và giữ nước chúng ta đã gìn giữ được hòa bình, tự do cho dân tộc. Không chỉ trong thời kì chiến tranh mà ngay trong đại dịch Covid-19 hiện nay cũng đã chứng tỏ sức mạnh, sự đoàn kết của cả dân tộc. Chúng ta đã đồng lòng, đùm bọc, che chở lẫn nhau, cùng nhau vượt qua những thời điểm khó khăn nhất”, PGS.TS Hà Đình Đức nhấn mạnh.

 Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động