Văn hóa giao thông - phải thấy "ngượng" khi vi phạm
Tăng cường tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh Xây dựng và hình thành "Văn hóa giao thông, bình yên sông nước" Phụ nữ Thủ đô thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông an toàn |
Một người vượt, trăm người theo
Thời gian qua, thực hiện phương án 04 của Công an thành phố Hà Nội về việc tập trung lực lượng phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các ngã tư, nút giao trọng điểm của Thành phố, tình hình giao thông trên địa bàn Thành phố đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông của người tham giao thông vẫn còn diễn ra. Ý thức tự giác chấp hành quy định về an toàn giao thông của người dân chưa cao còn thể hiện ở việc khi vắng bóng lực lượng kiểm tra, tình trạng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, sử dụng còi tùy tiện, lưu thông không đúng làn đường... thường xảy ra.
Trước tình hình đó, Phòng Cảnh sát giao thông đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị địa bàn tập trung phối hợp lực lượng với Thanh tra giao thông, Công an cơ sở để phân luồng hướng dẫn giao thông tại các nút ngã tư, ngã ba trọng điểm, phòng ngừa ùn tắc, tai nạn giao thông.
Tình trạng "mạnh ai nấy đi" vô hình chung đã làm xấu đi hình ảnh về giao thông Thủ đô. |
Ghi nhận sáng 5/12 tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, lực lượng chức năng đã xử lý nhiều trường hợp có hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông phổ biến như: Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, lưu thông ngược chiều, không tuân thủ vạch kẻ đường,…
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, Trung tá Nguyễn Việt Anh - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) cho biết, ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến là một trong những nút giao có lượng phương tiện lưu thông đông đúc bậc nhất của Thủ đô. Tình trạng chưa tuân thủ, vi phạm Luật giao thông đường bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Ngoài việc xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông còn hướng dẫn tuyên truyền trực tiếp đến người vi phạm về các quy định của pháp luật, quy tắc tham gia giao thông. Đối với những trường hợp không chấp hành, cố tình vi phạm lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định.
Chỉ đến khi có lực lượng chức năng, "ý thức" của người tham gia giao thông mới vào "nếp". |
Có thể thấy, vẫn còn một bộ phận người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật. Đáng lưu ý ở đây, đó là tình trạng người tham gia giao thông có tâm lý bắt chước và làm theo hành vi của người khác để vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Không khó để bắt gặp hình ảnh một số phương tiện khi thấy tín hiệu đèn đỏ, không dừng hẳn, mà phải cố đứng đè lên vạch sơn; thậm chí không tuân theo sự điều tiết của lực lượng chức năng mà cố tình vượt đèn đỏ…
Đây có thể coi là những hành động thiếu văn hóa, thói quen xấu tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, thói quen tùy tiện đã tồn tại cố hữu trong cách ứng xử của mỗi người dân khi tham gia giao thông. Có người còn tặc lưỡi: "Đường đông, cảnh sát còn lo phân luồng, sức đâu mà xử phạt. Có phạt cũng chẳng đến lượt vì nhiều người cùng vi phạm". Đèn đỏ, sốt ruột, một người phóng vút qua, người thứ hai, thứ ba, và trong giây lát hàng chục người theo, khi đèn xanh vẫn chưa bật.
Anh Nguyễn Trung Hiếu (quận Thanh Xuân) đặt câu hỏi: "Thật khó hiểu tại sao phải vượt nhanh đến quán cà phê để ngồi tán gẫu với bạn bè? Trong khi, không chịu bỏ ra một, hai phút để đợi đèn đỏ hoặc cùng nhường nhịn nhau?”.
Hình ảnh không đẹp của một người tham gia giao thông đã được lực lượng chức năng nhắc nhở. |
Cùng quan điểm trên, ông Trần Tuấn Sinh - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 16 (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, đây là một thứ hành vi ích kỷ, thứ tâm lý đám đông theo chiều hướng tiêu cực, từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao thông. Đồng thời, những hành vi vi phạm này vô hình chung đã làm xấu đi hình ảnh về giao thông Việt Nam nói chung và giao thông trên địa bàn Thành phố nói riêng.
Để văn hóa giao thông đi vào nền nếp
Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Trong đó, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy tắc tránh vượt, chuyển hướng chiếm tỷ lệ hơn 30%; lấn trái đường gần 24%; thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo khoảng cách an toàn chiếm hơn 29%; vi phạm tốc độ 3,8%...
Có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng "mạnh ai nấy đi" trên nhiều tuyến đường, đặc biệt ở các khu đô thị, các khu tập trung dân cư, nhất là vào những giờ cao điểm khiến tình trạng ùn tắc giao thông càng thêm trầm trọng. Do đó, việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn được cho là giải pháp hiệu quả nhằm giảm nguy cơ xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông và góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện.
Những trường hợp không chấp hành, cố tình vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. |
Theo các chuyên gia, văn hóa giao thông được xây dựng từ ý thức chấp hành pháp luật, cách ứng xử, hành động đẹp, việc làm hay của người dân khi tham gia giao thông. Muộn còn hơn không, các cơ quan chức năng cần chú trọng xây dựng văn hóa giao thông không phải là tăng cường xử phạt mà phải tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật, nhắc nhở khi vi phạm, làm sao để cho người tham gia giao thông cảm thấy “ngượng” khi vi phạm, chứ không chỉ thấy khó chịu khi phải “nộp phạt”.
Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho rằng, trước hết, người tham gia giao thông cần coi mình là một công dân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật giao thông với sự hiểu biết, tự nguyện và nghiêm túc. Để có được điều này, người tham gia giao thông phải tìm hiểu những quy định của pháp luật giao thông, coi việc tôn trọng các luật như là một biểu hiện của nhân cách, của lối sống và là một thói quen trong sinh hoạt cộng đồng, không chỉ tự mình thực hiện, mà phải nhắc nhở, giúp đỡ mọi người cùng thực hiện. Cần phải thấy các vi phạm về Luật Giao thông là không đẹp trong thời đại hiện nay.
Với mục tiêu xây dựng những mô hình “Ngã tư giao thông an toàn”, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật của người dân, từ đó dần hình thành thói quen văn hóa ý thức tự giác chấp hành pháp luật để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc và tai nạn. Trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội yêu cầu các đội địa bàn tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến toàn thể người dân trên địa bàn Thành phố. Trong đó, tập trung duy trì, xử lý nghiêm tạo răn đe, từng bước nâng cao ý thức chấp hành của người dân, để văn hóa giao thông đi vào nền nếp, nhất là ở các khu vực ngã tư, nút giao trọng điểm.
Riêng đối với đối tượng là học sinh, sinh viên cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Cảnh sát giao thông để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đạt hiệu quả tốt nhất.
Để văn hóa giao thông đi vào nề nếp là trách nhiệm của mỗi người sẽ là chìa khóa nâng cao văn hóa giao thông, xây dựng đô thị văn minh. |
Thực tế cho thấy, để tạo dựng văn hóa giao thông không thể trong ngày một, ngày hai mà cần sự kiên trì từ cả hai phía là cơ quan quản lý cũng như chính người dân. Việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn được cho là giải pháp hiệu quả nhằm giảm nguy cơ xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông và góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện. Cùng với nỗ lực của các ngành, địa phương, ý thức, trách nhiệm của mỗi người sẽ là chìa khóa nâng cao văn hóa giao thông, xây dựng đô thị văn minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật
Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong
Công đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động
Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy
Cần thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh giá điện theo chu kỳ 2 tháng
Tin khác
Ngày mai (8/1), đường gom Đại lộ Thăng Long lưu thông một chiều
Giao thông 07/01/2025 18:27
TP.HCM: Sẵn sàng phục vụ đi lại tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Giao thông 07/01/2025 18:14
Sẽ liên thông dữ liệu phương tiện vi phạm giữa đăng kiểm và công an
Giao thông 07/01/2025 16:52
Nhiều đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán đã kín chỗ
Giao thông 07/01/2025 12:19
TP.HCM: Tai nạn giao thông gây tử vong do nồng độ cồn chiếm 4,4%
Giao thông 07/01/2025 11:18
Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông
Giao thông 06/01/2025 19:06
Hà Nội: Tuyến buýt số 43 sẽ tạm dừng hoạt động
Giao thông 06/01/2025 18:48
Bảo đảm an toàn lộ trình đón tuyển Việt Nam và lễ diễu hành rước Cúp vô địch ASEAN Cup 2024
Giao thông 06/01/2025 14:10
Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nặng đã khiến nhiều người biết "sợ"
Giao thông 06/01/2025 11:02
Công an Hà Nội trực 100% quân số sau trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Thái Lan
Giao thông 06/01/2025 06:40