Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

(LĐTĐ) Ngày 12/12, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày để đánh giá an toàn, phục vụ nghiệm thu trước khi đưa vào khai thác thương mại. Nhiều người dân cho biết, họ rất mong đợi ngày tàu được khai thác chính thức, giúp kéo giảm ùn tắc giao thông – một vấn nạn đang gây nhiều bức bối ở Thủ đô.
Không có cơ sở để xem xét đề nghị 50 triệu USD của Tổng thầu EPC Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hiện tượng bị phá hoại Gấp rút hoàn thiện để khai thác thương mại

Theo kế hoạch, các đoàn tàu sẽ được vận hành trong khung giờ từ 5h đến 23h. Toàn bộ 13 đoàn tàu của dự án đều chạy thử, xuất phát từ điểm đầu là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đi tới ga Cát Linh (quận Đống Đa). Trong giờ bình thường, tổ chức chạy 6 đoàn tàu, giờ cao điểm có 9 đoàn tàu chạy theo hai hướng từ đầu tuyến đến cuối tuyến.

Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử trong sáng 12/12 để đánh giá an toàn trước khi đưa vào khai thác thương mại. Ảnh: Giang Nam

Ghi nhận của phóng viên sáng ngày 12/12, do đang trong quá trình khớp nối, vận hành thử nhiệm độ an toàn nên toàn bộ các ga chưa mở rộng tiếp đón hành khách. Tuy nhiên, tại các nhà ga đều có nhân viên ứng trực tại phòng bán vé, trên sân ga… Phía bên trong ga, hệ thống đèn chiếu sáng, các bảng điện tử, loa phát thanh đều hoạt động.

Đáng chú ý, hiện hầu hết các hạng mục phía ngoài, tại các nhà ga đều đã hoàn thiện. Phần cầu thang đi lên ga sạch sẽ, hệ thống mái che hoàn chỉnh. Các bảng thông báo về tuyến số, lối vào, thời gian chạy tàu... đã được lắp đặt phía dưới chân cầu, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi quan sát. Đội ngũ kỹ thuật viên cũng tiến hành rà soát từng trụ cầu, nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất khi tàu vận hành.

Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn
Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

Các nhà ga về cơ bản đã hoàn thiện. Ảnh: Giang Nam

Các hạng mục cơ bản lắp đặt xong, chờ chính thức đi vào hoạt động song tại một số điểm như ga Hà Đông… vẫn còn hiện tượng hạn chế. Cụ thể, một số cá nhân lợi dụng việc tàu chưa đi vào khai thác chính thức đã tập kết xe, biển quảng cáo… ngay trên lối lên xuống của ga, gây nên cảnh lộn xộn, nhếch nhác, cản trở người đi bộ.

Chứng kiến các đoàn tàu nối nhau chạy thử nghiệm, ông Hà Văn Bình (67 tuổi, trú tại Tổ dân phố 4, phường Quang Trung, quận Hà Đông) cho biết, bản thân rất mong muốn tuyến đường sắt trên cao sớm đi vào hoạt động để giảm áp lực cho hệ thống giao thông. Đặc biệt, với tần suất tàu chạy nhanh và đều đặn như kế hoạch đề ra, nếu hệ thống giao thông công cộng đồng bộ sẽ góp phần tích cực, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

Xe buýt được kết nối với các nhà ga, góp phần tăng tính đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng. Ảnh: Giang Nam

Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài hơn 13km. Ảnh: Giang Nam

Ông Bình cũng kiến nghị, để thuận tiện cho người dân tham gia loại hình vận tải này, các ngành chức năng nên nghiên cứu kéo dài tuyến đến các khu vực ngoại thành xa như Xuân Mai nhằm tăng tính kết nối và đồng bộ giao thông. “Các ngành chức năng nên kéo dài tuyến đến Xuân Mai nhằm thu hút lượng khách khu vực ngoại thành. Ngoài ra, có một bất tiện rất lớn là điểm bố trí trông giữ phương tiện cá nhân phục vụ khách đi tàu còn hạn chế. Tôi biết, nhiều người muốn đi tàu nhưng phải tìm cách gửi xe hoặc bắt taxi, xe buýt… mới có thể đến điểm ga tàu. Nếu khắc phục được những vấn đề này, khi tàu khai thác chính thức người dân sẽ tham gia đông hơn” – ông Bình đóng góp ý kiến.

Ông Lê Văn Chung (57 tuổi, trú tại phường Yên Nghĩa) cho biết, cá nhân ông theo dõi thông tin trên các đài báo nên rất mong muốn sau 20 ngày chạy thử nghiệm, đường sắt Cát Linh - Hà Đông sớm đưa vào sử dụng. Theo ông Chung, hiện tại cả tuyến kéo dài 13km là quá ngắn, do vậy nếu các ngành chức năng làm nhanh đoạn kéo dài tuyến, kết nối từ ga Cát Linh lên sân bay Nội Bài chắc sẽ đông khách hơn.

Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

Rà soát từng trụ cầu, nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất khi tàu vận hành. Ảnh: Giang Nam

Vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đánh giá độ an toàn

Một số cá nhân lợi dụng việc tàu chưa đi vào khai thác chính thức đã tập kết xe, biển quảng cáo… ngay trên lối lên xuống của ga, gây nên cảnh lộn xộn, nhếch nhác, cản trở người đi bộ. Ảnh: Giang Nam

Ngoài ra, khi vận hành chính thức, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu việc tích hợp đồng bộ giá vé các phương tiện. Nói cách khác, việc dự kiến điều chỉnh lộ trình một số tuyến buýt để gom khách lên tàu là đúng. Tuy nhiên, khi chưa có phương án đồng bộ giá vé rất có thể hành khách phải đối mặt việc tăng chi phí đi lại vì phải mua cả vé buýt và vé tháng tàu… như vậy sẽ giảm đi tính hấp dẫn của loại hình vận tải công cộng này.

Được biết, giai đoạn chạy thử sẽ kiểm chứng độ an toàn hệ thống và năng lực vận hành của toàn bộ nhân viên là một bước bắt buộc trong quá trình đánh giá an toàn. Nếu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt điều kiện sẽ được Bộ Giao thông vận tải bàn giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài hơn 13km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Dự kiến, khi đi vào khai thác ở giai đoạn đầu tần suất chạy tàu 6-7 phút/chuyến, về sau sẽ nâng lên 2-3 phút/chuyến. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt đầu tư năm 2008 với thời gian thực hiện 5 năm, từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013. Nhưng do nhiều lý do, vướng mắc nên dự án nhiều lần vỡ mốc tiến độ hoàn thành. Nếu không có gì thay đổi, thời gian tới dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt điều kiện sẽ được Bộ Giao thông vận tải bàn giao để Hà Nội tiếp nhận, quản lý và vận hành.
Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động