Tri ân các nhà giáo góp công cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020) và chuẩn bị kỷ niệm 76 năm ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), ngày 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp Hội Cựu giáo chức thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học Xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học từ xa

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết, cách đây hơn 45 năm, đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đóng góp vào thắng lợi chung này có lực lượng đông đảo các nhà giáo trong cả nước, trong đó có các nhà giáo của Thủ đô Hà Nội.

Tri ân các nhà giáo góp công cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước
Gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hàng ngàn thầy giáo, cô giáo với truyền thống yêu nước và cách mạng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã sẵn sàng rời xa mái trường thân yêu, xa gia đình, xa bục giảng, xếp bút nghiên, cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Các nhà giáo đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, khốc liệt của cuộc chiến tranh, chiến đấu anh dũng và nhiều nhà giáo - chiến sĩ đã đóng góp xương máu, hy sinh thân mình cho chiến thắng của dân tộc.

Bên cạnh đó, hàng ngàn nhà giáo cũng được điều động vào tăng cường cho giáo dục Miền Nam. Trong số các nhà giáo đi B, đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp cách mạng, đã hy sinh anh dũng để giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong số này có nhiều thầy giáo, cô giáo là giáo viên của Hà Nội.

Sau chiến thắng năm 1975, những thầy giáo, cô giáo đã trở về quê hương, trở lại ngành Giáo dục, tiếp tục với sự nghiệp trồng người. Rất nhiều thầy giáo, cô giáo trực tiếp đứng trên bục giảng; nhiều thầy giáo, cô giáo được đề bạt làm cán bộ quản lý các trường học, các phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Dù ở cương vị nào, các nhà giáo - chiến sĩ vẫn luôn tâm huyết, cống hiến, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động.

Nhiều thầy giáo, cô giáo đã vượt qua khó khăn, chiến đấu với bệnh tật, các di chứng chiến tranh để tiếp tục đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô. Thành tích của ngành Giáo dục Hà Nội có sự hy sinh, đóng góp công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ nhà giáo, đặc biệt là các nhà giáo đã tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự cống hiến, hy sinh ấy đã đem lại hòa bình cho đất nước, cho Thủ đô.

Tri ân các nhà giáo góp công cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà phát biểu tại buổi gặp mặt.

Bày tỏ lòng tri ân, sự biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đã hy sinh xương máu, đóng góp cho sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội khẳng định: Thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh hôm nay sẽ tiếp tục sự nghiệp của các nhà giáo đi trước. Sự hy sinh và cống hiến của các nhà giáo - chiến sĩ là niềm tự hào, vinh dự cho đội ngũ nhà giáo Thủ đô.

“Thời gian tới, rất mong các thầy cô với điều kiện phù hợp sẽ tiếp tục có những đóng góp với ngành Giáo dục Thủ đô; xây dựng, phát triển tổ chức Hội và tham gia các hoạt động tại địa phương” - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội bày tỏ.

Nhà giáo Nguyễn Viết Cẩn - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức thành phố Hà Nội cho biết: Thống kê ban đầu, số lượng nhà giáo Hà Nội tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là 1.480 người và 206 nhà giáo là liệt sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

“Trong buổi gặp mặt, chúng ta tri ân, tưởng nhớ 206 nhà giáo liệt sĩ Hà Nội. Sự hy sinh của các nhà giáo liệt sĩ mãi là niềm tự hào của ngành Giáo dục Hà Nội. Chiến tranh đã đi qua, các thầy cô không về nữa nhưng hình ảnh các thầy cô sống mãi trong đồng nghiệp và các thế hệ học sinh” - Nhà giáo Nguyễn Viết Cẩn xúc động nói.

Hà Nội: Gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường
Nhà giáo ưu tú, Đại tá Nguyễn Trọng Vĩnh (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu) chia sẻ về những năm tháng chiến đấu kiên cường nơi chiến trường.

Tại buổi gặp mặt, nhiều cựu nhà giáo đã chia sẻ những câu chuyện xúc động của mình.

Nhà giáo ưu tú, Đại tá Nguyễn Trọng Vĩnh (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu) chia sẻ về những năm tháng chiến đấu kiên cường nơi chiến trường. Sau chiến thắng 30/4/1975, trở lại Thủ đô, nhà giáo đã không quản ngại khó khăn, tiếp tục cống hiến cho ngành Giáo dục Thủ đô, lấy cả đời mình làm tấm gương sáng, mẫu mực cho thế hệ trẻ noi theo.

Đại tá, Nhà giáo Phùng Bá Đam (giáo viên trường Trung học phổ thông Đông Đô) chia sẻ về trận đánh lịch sử đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt sống Tổng thống ngụy Dương Văn Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại.

Nhà giáo, Cựu giáo chức Bùi Chí Quý (Nguyên Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức; giáo viên Trường Trung học phổ thông Đan Phượng, Trường Trung học phổ thông Hoài Đức A) chia sẻ về những năm tháng sẵn sàng rời bục giảng, để lại những tập giáo án cháy bỏng của tuổi 30, lên đường chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược.

Nhà giáo, Cựu giáo chức Nguyễn Văn Quỳnh (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm; nguyên Tổ trưởng Tổ Văn Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ) chia sẻ về những hồi hộp, lo âu của “Trận đánh đêm ấy”.

Nhà giáo Phùng Văn Mỹ (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu giáo chức huyện Thanh Trì, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Vĩnh Quỳnh) chia sẻ hành trình từ một chàng sinh viên khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạm gác lại hoài bão, lý tưởng, xếp bút nghiên lên đường ra trận.

Hà Nội: Gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Nhà giáo Lê Ngọc Quang (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) bày tỏ lòng tri ân trước những cống hiến, hy sinh của các thế hệ nhà giáo tham gia kháng chiến - nhà giáo chiến sĩ.

Xúc động trước những chia sẻ của các nhà giáo từng tham gia kháng chiến cùng những hồi ức về kỷ niệm tham gia chiến trường B, C, K trong cuốn kỷ yếu Hồi ức chiến trường B, C, K; Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang nhấn mạnh, cuốn kỷ yếu cần được triển khai rộng rãi trong ngành Giáo dục Thủ đô để giáo dục cho thế hệ học sinh hôm nay và mai sau.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, ngành Giáo dục Thủ đô trong những năm qua có nhiều đổi mới tích cực, tiếp tục phát triển toàn diện, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về chất lượng. Năm học 2019 - 2020 diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để học sinh không bị thiệt thòi, tạm dừng đến trường nhưng không ngừng dạy học; Ngành đã quyết tâm khắc phục, triển khai việc dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình bảo đảm “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa dạy tốt, học tốt. Giáo dục Thủ đô vượt qua khó khăn, thách thức chính là nhờ học tập tinh thần, truyền thống của thế hệ các nhà giáo - chiến sĩ đi trước.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động