Tìm giải pháp để thu hút khách đến với vận tải công cộng
Tiếp thông tin “Khổ sở vì xe buýt quá tải”: Hành khách đã không còn bị lỡ chuyến Khởi đầu cho loại hình vận tải công cộng mới Hiệu quả từ phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến |
Để tìm giải pháp để thu hút hành khách đến với vận tải công cộng, ngày 5/10, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi tọa đàm - giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng”.
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức tặng hoa cho các khách mời tham gia buổi tọa đàm |
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị, cho biết: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hình giao thông, trong đó có loại hình giao thông công cộng, doanh thu của ngành vận tải công cộng bị ảnh hưởng trầm trọng, đến nay mới chỉ phục hồi được 60%.
Trong khi đó, chủ trương của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội là phát triển giao thông công cộng. Để góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương này, Báo đã phối hợp với các cơ quan chức năng, Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức tọa đàm liên quan đến giao thông công cộng.
“Buổi tọa đàm nhằm thông qua các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp của chuyên gia giao thông, những người trực tiếp đang làm trong ngành giao thông vận tải công cộng về thực trạng, lợi ích và những giải pháp trong thời gian tới để người dân có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông công cộng cũng như thể hiện trách nhiệm của thành phố Hà Nội trong việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông công cộng, góp phần giúp Hà Nội sớm đạt được những mục tiêu đang đặt ra về môi trường, sức khỏe, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm tiếng ồn…”, ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức phát biểu khai mạc tọa đàm. |
Với những khách mời là chuyên gia trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng như: Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hanoi Metro Hà Nội; ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng Hà Nội; ông Nguyễn Văn Dư, chuyên gia giao thông; Bà Trương Thị Minh Huyền, Chủ tịch Hội sinh viên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã cùng thảo luận, trao đổi những chủ trương, chính sách để phát triển vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc và bảo vệ môi trường, đề xuất giải pháp phát triển vận tải hành khách, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tại chương trình, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Dư cho rằng, các ngành chức năng của Thủ đô cần sớm vào cuộc, chấn chỉnh tình trạng dừng đỗ xe và tham gia giao thông lộn xộn tại các trục đường. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen đi lại. Ngoài ra, các đơn vị có thể nghiên cứu thêm việc thu phí giao thông nội đô.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông góp phần từng bước đồng bộ giao thông Thủ đô, giúp giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông. |
Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng Hà Nội chia sẻ, hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô đã cơ bản được hồi phục sau dịch và đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân. Đáng chú ý, ông Thái Hồ Phương cho biết, hiện nay, Hà Nội đã bổ sung thêm các tuyến xe buýt điện.
Đồng thời, đang từng bước thay thế các phương tiện cũ. Thí điểm triển khai một số điểm sử dụng năng lượng mặt trời tại một số nhà chờ để người dân tra cứu kịp thời; xây dựng hệ thống vé thông minh, liên thông giữ xe buýt và tàu điện… theo hướng có lợi cho người dân để khuyến khích người dân tham gia sử dụng vận tải công cộng.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hanoi Metro Hà Nội chia sẻ, kết quả nổi bật của tuyến Cát Linh - Hà Đông khi đưa vào vận hành đó là thể hiện được tính ưu việt mang tính tự nhiên của phương thức vận tải Metrro. Bởi vậy tuyến đã thu hút được hành khách sử dụng.
Các khách mời là chuyên gia trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng cùng thảo luận, tìm giải pháp để thu hút hành khách đến với vận tải công cộng. |
Tính hết đến 4/10 tuyến Cát Linh - Hà Đông vận chuyển được 6.430.177 hành khách. Đặc biệt, từ đầu tháng 10 sinh viên nhập học, khách tăng hơn so với tháng 9 là 15%. Ngày 4/10 cũng đạt được kỷ lục vận chuyển 31.537 hành khách.
Trong đó, 70% là những hành khách sử dụng thường xuyên bằng vé tháng đi học, đi làm. Lưu lượng giờ cao điểm hiện nay đạt 5.000 - 6.000 hành khách. “Việc đưa Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã làm thay đổi thói quen của người dân, người dân đã chịu khó đi bộ 1- 2km để tiếp cận đến các nhà ga đường sắt. Từng bước tạo dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh, hiện đại”, ông Vũ Hồng Trường nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15