Thu tiền tỷ mỗi năm từ nghề nông

(LĐTĐ) Những năm qua, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. Qua đó, thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia làm giàu chính đáng. Một trong số các gương nông dân Thủ đô tiêu biểu trong phong trào trên phải kể đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hào (xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) với mô hình chăn nuôi bò, kết hợp sản xuất hoa, cây cảnh, cây công trình, cây bóng mát, rau an toàn.
Chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề nông thôn

Thành công nhờ biết nắm bắt “thời cơ”

Sinh năm 1970, tới nay ông Hào đã bước sang tuổi 53, song nhiệt huyết với nghề chăn nuôi của ông thì vẫn như những ngày đầu. Với tinh thần không ngại khó, không ngại khổ, ông Hào đã thành công với mô hình chăn nuôi bò kết hợp sản xuất hoa, cây cảnh, cây công trình, cây bóng mát và rau an toàn. Với mô hình trên, gia đình ông Hào có doanh thu khoảng 9 tỉ đồng và tạo việc làm ổn định cho 15 tới 20 lao động thường xuyên và lao động thời vụ.

Thu tiền tỷ mỗi năm từ nghề nông
Ông Nguyễn Văn Hào giới thiệu cho hội nông dân về mô hình nuôi bò thịt của gia đình.

Chia sẻ với phóng viên, ông Hào cho biết, gắn bó với nông nghiệp nhiều năm nên ông nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường hoa, cây cảnh, con giống. Bởi vậy, ông đã quyết tâm vươn lên làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp, trong đó chủ yếu là chăn nuôi bò. Giống bò mà ông Hào thử nghiệm nuôi là giống bò Senepol và Angus. 2 giống bò trên đều là giống bò cho sản lượng thịt cao, thơm, mềm và ngọt.

Theo ông Hào, con bò dễ nuôi, chi phí chăn nuôi thấp, không mất nhiều thời gian chăm sóc. Cùng đó, nguồn thức ăn tại địa phương khá phong phú. Ngoài rơm, rạ, cỏ trong tự nhiên, ông cũng bổ sung một số loại thức ăn tổng hợp như: Cám ngô, cám gạo, bỗng rượu…Các loại thức ăn này sẽ bổ sung tinh bột giúp bò tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh.

Trước những nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm đe dọa tới các đàn gia súc lớn, ông Hào đã có cách bảo vệ đàn bò của gia đình. Trong quá trình chăn nuôi, ông luôn chú trọng tới việc tiêm các loại vắc xin cần thiết cho đàn bò; thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông để đàn bò phát triển khỏe mạnh. Với bò thịt sẽ đưa lại chất lượng thịt thơm, ngon. Với bò sinh sản sẽ cho những con giống khỏe mạnh. Được biết, thời điểm hiện tại, gia đình ông Hào đang duy trì nuôi hơn 100 con bò sinh sản và bò thịt. Đầu ra của bò thịt và bò giống tương đối ổn định.

Cùng với những thuận lợi, trong quá trình nuôi bò, ông Hào cũng gặp nhiều khó khăn. Song với tinh thần không ngại khó, không ngại khổ và những kinh nghiệm tích lũy trong ngành chăn nuôi, ông đã tìm cho mình những cơ hội để phát triển loại gia súc này. “Nhìn chung, bước ngoặt phát triển của con bò rất thăng trầm. Tùy thuộc vào nền kinh tế từng thời điểm có sự khác biệt, giá bò cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu biết nắm bắt và tìm kiếm cơ hội đầu tư đúng lúc thì khả năng thu lợi nhuận là rất cao. Ví dụ như trong giai đoạn bò phát triển tốt thì phải đẩy mạnh đầu tư, làm thế nào để đầu vào con giống rẻ và khi xuất bán phải được giá”- ông Hào cho hay.

Đáng chú ý, năm 2015, ông Nguyễn Văn Hào đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Đạt Thắng, chuyên sản xuất, kinh doanh rau an toàn hữu cơ, nuôi và bán bò giống, giống cây trồng tổng hợp, với 7 thành viên tham gia. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, đến nay Hợp tác xã Đạt Thắng đã trở thành mô hình Hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất nông sản sạch trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ mô hình của gia đình ông Nguyễn Văn Hào, ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Cốc cho biết: Mô hình sản xuất, chăn nuôi bò gia đình ông Nguyễn Văn Hào là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở thành công của mô hình kinh tế gia đình anh Hào, Hội Nông dân xã Thượng Cốc thành lập thêm 3 chi hội chăn nuôi theo mô hình của anh Hào và bước đầu đã thành công. Thời gian tới, Hội Nông dân xã Thượng Cốc sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi bò như của hộ gia đình anh Hào để nâng cao đời sống, thu nhập của người dân trên địa bàn.

Chăn nuôi đi liền với bảo vệ môi trường

Cùng với việc chăn nuôi bò, ông Hào cũng mạnh dạn đầu tư trồng cây cảnh và cây công trình để gia tăng thu nhập cho gia đình và giải quyết được vấn đề chất thải của bò. Có lẽ, với những người làm chăn nuôi như ông Hào, khi mở rộng quy mô chăn nuôi thì việc xử lý chất thải cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Việc xử lý chất thải không chỉ ngăn chặn dịch bệnh cho đàn bò mà còn bảo vệ sức khỏe của gia đình ông và những hộ dân xung quanh.

Theo đó, ông Hào đã có cách làm sáng tạo khi tận dụng phế thải của bò để trồng cỏ PA06 làm thức ăn cho bò và làm phân bón cho hoa, cây cảnh, rau hữu cơ. Từ chất thải của bò ông đã tiến hành xử lý bằng cách đưa chất thải vào trong hệ thống bể chứa, tiếp đến là ủ men vi sinh. Với nguồn phân hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, ông Hào đã tiết kiệm chi phí rất lớn trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho rau, cây cảnh, tối đa được lợi nhuận vì không phải sử dụng phân hóa học. Đặc biệt, việc làm trên của ông Hào đã góp phần không nhỏ trong việc xử lý lượng lớn chất thải chăn nuôi, không để chất thải gây ô nhiễm môi trường - một trong những vấn đề lớn mà ngành chăn nuôi hiện nay đang gặp phải.

Thu tiền tỷ mỗi năm từ nghề nông
Nguồn thức ăn dồi dào, phong phú tại địa phương là điều kiện thuận lợi để ông Hào phát triển mô hình nuôi bò thịt.

Không hài lòng với những điều đã làm, trong quá trình sản xuất, ông Hào tiếp tục nghiên cứu, mở rộng việc kinh doanh hoa cây cảnh, đa dạng hóa sản phẩm. Cùng với những sản phẩm truyền thống, ông Hào đã mạnh dạn trồng cây mai Yên Tử sau khi tham gia đợt tập huấn về kỹ thuật trồng cây mai Yên Tử do huyện Phúc Thọ tổ chức. Qua tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, năm 2020, ông Hào bắt tay trồng thử nghiệm 400 cây, đến nay, vườn cây của ông đã có gần 1.000 cây mai Yên Tử. Những cây mai Yên Tử dưới đôi bàn tay chăm sóc tỉ mỉ của ông Hào phát triển tương đối tốt, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao khi vào vụ.

Nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp mà mỗi năm, gia đình ông Hào có doanh thu khoảng 9 tỉ đồng/năm, trừ chi phí mỗi năm, gia đình ông thu lãi 700 triệu đồng. Với thu nhập cao từ mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp, gia đình ông Hào đã trở thành tấm gương để các hộ dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ học tập.

Được biết, ngoài việc tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, ông Hào còn tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào, hoạt động của địa phương, hỗ trợ giống, vốn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò giúp các hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trong xã Thượng Cốc cùng phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Với những cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình và hoạt động xã hội tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hào liên tục được nhận khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ tổng hợp Đạt Thắng do ông Hào thành lập được Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong phong trào chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, ông Hào cũng là gương nông dân tiêu biểuđược các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội ghi nhận, biểu dương trong phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động