Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
"Hái" ra tiền nhờ trồng rau gia vị Tín hiệu tốt cho xuất khẩu rau quả Việt Nam đầu năm 2024 Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc |
“Hộ chiếu” cho xuất khẩu nông sản
Thời gian qua, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại nông sản trên thị trường thế giới cho thấy, việc cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc cho nông sản mang tầm quốc tế trở thành điều cấp thiết của ngành trồng trọt ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Theo đó, mã số vùng trồng được xem là tấm vé thông hành quan trọng để nông sản xuất khẩu. Do đó, việc xây dựng mã số vùng trồng đang là việc làm rất cần thiết nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng với những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo phục vụ nhu cầu thị trường, từ đó góp phần đưa nông sản vươn tầm thế giới.
Bên cạnh đó, việc cấp mã số vùng trồng không chỉ giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu thông qua việc sản xuất theo quy trình nhất định có kiểm soát dịch hại, đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, mà còn giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Đồng thời, có thể xem đây là “chìa khóa” trong việc xây dựng lòng tin về chất lượng, uy tín nông sản Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế cũng như lợi ích kinh tế của người nông dân.
Vùng rau an toàn Văn Đức sau khi được cấp mã vùng trồng đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. |
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như: Xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand và Australia là những thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất…
Riêng đối với Hà Nội, tính đến hết năm 2023, Thành phố đã có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 794,4ha. Trong đó cây lúa có 56 cơ sở, với tổng diện tích 447,5ha; cây rau 27 cơ sở, 86ha; cây ăn quả 34 cơ sở, 231,4ha và cây dược liệu, hoa cây cảnh có 7 cơ sở, tổng diện tích 29,5ha. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã kiểm tra, giám sát 43 cơ sở được cấp mã số vùng trồng nội địa, kết quả có 38 cơ sở bảo đảm duy trì mã số vùng trồng theo quy định, 5 cơ sở ghi chép nhật ký truy xuất nguồn gốc chưa đầy đủ.
Để tăng cường công tác cấp mã vùng trồng cho nông sản Thủ đô, thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28/3/2022 của Bộ NN&PTNT về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương xây dựng và quản lý mã số vùng trồng, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của nông sản Thủ đô. Điển hình như: Gạo hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), nhãn chín muộn Đại Thành (Quốc Oai)... Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị mang lại, thì việc cấp mã số vùng trồng cũng có những khó khăn, vướng mắc và cần được quản lý chặt chẽ.
Theo ý kiến của một số doanh nghiệp, vấn đề khó khăn chính là công tác giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Trong đó, ngoài việc xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói phải chịu sự giám sát định kỳ của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, Cục Bảo vệ thực vật, cơ quan kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu… Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp quản lý, phòng chống sinh vật gây hại tại vùng trồng và biện pháp loại bỏ sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói chưa hiệu quả, cũng đang là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp và bà con nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chưa được cấp mã vùng xuất khẩu.
Linh hoạt trong việc cấp mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu
Vùng rau an toàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, từ lâu đã có các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước Châu Á khác. Rõ ràng, việc cấp mã số vùng trồng, minh bạch thông tin và quy trình sản xuất an toàn là yêu cầu tiên quyết để đối tác chấp nhận nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Văn Đức cho biết, với đặc thù là sản phẩm rau, củ quả, thời gian canh tác và bảo quản không được dài nên việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng phục vụ cho xuất khẩu cần đảm bảo nhanh và linh hoạt. Khi thời gian kiểm định chất lượng quá dài thì rau quả dễ hỏng hoặc quá lứa không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Xây dựng mã số vùng trồng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi khi tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu, mà còn có tác động, thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân, chuyển hướng sang sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp và bền vững hơn.
Chị Đinh Thị Luyến, thành viên Hợp tác xã rau an toàn Văn Đức chia sẻ, để xuất khẩu được các sản phẩm rau, quả thì mỗi thành viên đều cần tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng theo yêu cầu của đối tác và sự hướng dẫn, chỉ đạo của Hợp tác xã đề ra. Không còn cảnh mạnh ai nấy làm và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng là điều không được phép.
Ðể được cấp mã số vùng trồng, quá trình sản xuất các sản phẩm cây trồng cần bảo đảm các yêu cầu như có quy trình kiểm soát được sinh vật gây hại ở mức độ thấp và được cấp phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của nước nhập khẩu. Ngoài ra, vùng trồng phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và bảo đảm giảm thiểu sinh vật gây hại, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP; có sổ nhật ký đồng ruộng, ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong một vụ sản xuất…
Để đẩy mạnh việc xây dựng hiệu quả mã số vùng trồng, theo bà Lưu Thị Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, các địa phương cần hướng dẫn nông dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, theo dõi, giám sát và xử lý các loại sâu bệnh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã xuất khẩu cần tổ chức liên kết chuỗi sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật để kiểm soát được từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…
Có thể thấy, trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, bối cảnh phát triển, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản ngày càng tăng và bên cạnh chất lượng, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Việc đăng ký mã số vùng trồng là một cơ sở quan trọng để khẳng định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của nông sản, qua đó, không chỉ xây dựng lòng tin của người tiêu dùng Thủ đô về chất lượng sản phẩm nông sản, mà còn nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm nông sản của Thủ đô trên thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số
Mỗi buổi sáng ở quê
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch
Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng
Tin khác
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội
Nông thôn mới 14/07/2024 20:08
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”
Nông thôn mới 12/07/2024 13:42
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”
Nông thôn mới 11/07/2024 10:03