Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới Việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về nông thôn mới cần đảm bảo công khai, minh bạch Hoài Đức hướng đến mục tiêu trở thành quận "Xanh - Văn minh - Hiện đại"

Là vùng trồng hoa đồng tiền lớn của Thành phố Hà Nội, Đồng Tháp trở thành điểm đến của nhiều người dân cũng như du khách. Theo ông Bùi Văn Khá, Giám đốc Hợp tác xã hoa Đồng Tháp, với sự kết nối của Hội Nông dân xã, huyện và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, Hợp tác xã cũng đã đón nhiều đoàn khách từ các tỉnh, thành phố trên cả nước và từ các quận, huyện tại Hà Nội tới tham quan, học tập mô hình. Nhiều trường học trên địa bàn liên hệ với Hợp tác xã mong muốn đưa học sinh tới trải nghiệm nghề trồng hoa.

Cả xã Đồng Tháp có 134ha sản xuất nông nghiệp, đến nay, xã đã chuyển đổi 100% đất lúa sang các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có hoa đồng tiền... Riêng Hợp tác xã hoa Đồng Tháp có trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”
Nhiều trường học trên địa bàn liên hệ với Hợp tác xã mong muốn đưa học sinh tới trải nghiệm nghề trồng hoa.

Chia sẻ về mô hình, ông Bùi Văn Khá cho hay, năm 2010, khi làm nông nghiệp trồng lúa với gia đình, ông nhận thấy điều kiện trồng lúa ở địa phương năng xuất, hiệu quả kém, nông dân chủ yếu 90% là cấy lúa, mặt khác diện tích đất chuyên trồng lúa của địa phương nhiều, người nông dân chưa tìm ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Điều đó đã dẫn đến thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn, người nông dân chủ yếu cho các hộ ở địa phương khác thuê để trồng hoa.

“Nhận thấy việc trồng hoa của các hộ nơi khác trồng, cây hoa rất phát triển, phù hợp với điều kiện canh tác, tôi cứ suy nghĩ mãi, tại sao họ làm được mà nông dân xã nhà không làm được. Bằng suy nghĩ, dự định ấp ủ nhiều năm, nghĩ là làm, nên tôi quyết định bàn bạc với gia đình, tham khảo ý kiến của một số bạn bè và Hội Nông dân xã rồi quyết tâm vay vốn, đầu tư thuê 2ha để trồng và triển khai mô hình trồng hoa đồng tiền trên đất trồng lúa”, ông Khá cho biết.

Để có tiền đầu tư, ông Khá nhờ sự giúp đỡ của lãnh đạo địa phương, đặc biệt là Hội Nông dân xã để vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội, và quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố để triển khai mô hình với 5 thành viên khác trong thôn. Ban đầu ông chỉ đầu tư trồng thử, bởi chưa có kinh nghiệm, đồng tiền trồng xen với các loại hoa khác để có thêm nguồn vốn qua lại.

Đến nay sau hơn 10 năm, gia đình ông Khá và các hộ gia đình đã cùng nhau mở rộng diện tích trồng hoa lên trên 25ha, đem lại nguồn thu nhập cao. Những cách làm, sáng kiến và kinh nghiệm của Hợp tác xã hoa Đồng Tháp do ông Bùi Văn Khá làm Giám đốc đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng giảm chi phí trong sản xuất.

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”
Các hộ gia đình tham gia Hợp tác xã đã cùng nhau mở rộng diện tích trồng hoa lên trên 25ha đem lại nguồn thu nhập cao.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết, năm 2022, Hội Nông dân xã đã thành Hợp tác xã hoa Đồng Tháp với mô hình sản xuất liên kết và không ngừng tuyên truyền cho hội viên nông dân tiếp tục nhân rộng mô hình góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đến nay, HTX đã được thành lập theo đúng luật và đang đi vào hoạt động và đang đang từng bước xây dựng mô hình ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cao cho các hộ trồng hoa.

Mô hình trồng hoa đồng tiền được áp dụng kỹ thuật trong sản xuất với hệ thống nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới và quy trình đảm bảo kỹ thuật, nên tiết giảm được nhiều chi phí. Hợp tác xã Hoa Đồng Tháp luôn duy trì trồng trên 25ha hoa đảm bảo nguồn cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, trong năm 2022, sản phẩm đã được các cấp hướng dẫn đăng ký sản phẩm OCOP với tiêu chuẩn 3 sao đã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận vào tháng 2/2023.

Ông Thiều Văn Son cũng cho hay, Hợp tác xã đã tìm tòi học hỏi, khai thác thông tin trên báo, đài, trang mạng và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất; chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện địa phương đem lại năng suất, chất lượng, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng miền để tăng thu nhập cho người nông dân.

Hằng năm, Hợp tác xã đã tạo việc làm theo thời vụ và thường xuyên cho hơn 30 lao động, mỗi lao động có thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/tháng; giúp đỡ, hỗ trợ về vốn và cây giống, tạo điều kiện cho hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp cho xã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo ngày một giảm. Mô hình đã xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng và nâng cao các tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu của địa phương.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện cũng bày tỏ mong muốn Thành phố và huyện Đan Phượng tiếp tục hỗ trợ để hoa đồng tiền trở thành sản phẩm kinh tế giúp người nông dân “hái ra tiền” theo định hướng của huyện.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

(LĐTĐ) Trận Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 ở lượt thứ 5 bảng B của AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024).
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động