Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề nông thôn

(LĐTĐ) Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn, qua đó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu của các làng nghề truyền thống và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn Góp phần nâng cao nguồn nhân lực Đào tạo nghề nông thôn phải chi tiết, cụ thể

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong đó tập trung chủ yếu ở 4 nhóm ngành nghề: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (sơn mài, khảm trai, dát vàng bạc quỳ, điêu khắc gỗ, đá…); sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề nông thôn
Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn (Ảnh: Mạnh Quân)

Ngoài ra, thành phố Hà Nội có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Dự kiến đến hết năm 2020, Thành phố sẽ công nhận thêm 4 làng nghề, nâng tổng số lên 313 làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề Hà Nội đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thời gian qua, Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn, qua đó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu của các làng nghề truyền thống. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương; hàng nghìn lao động đang làm việc ổn định trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn với mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển ngành nghề nông thôn và công tác bảo tồn, phát triển làng nghề của Hà Nội cũng bộc lộ những mặt còn tồn tại, hạn chế như: Việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến còn khó khăn. Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu như: Giao thông đã xuống cấp, hệ thống điện ở một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng bộ…

Tại các làng nghề và làng có nghề tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng về nguồn nước, không khí, tiếng ồn, do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hằng ngày và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu.

Cạnh đó, việc bảo tồn văn hoá truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa được chú trọng và quan tâm, phần lớn các cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, mang tính thị trường mà ít chú trọng tới phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm. Trình độ quản lý của chủ cơ sở, doanh nghiệp làng nghề chưa cao nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới, hoạt động nghề còn mang tính thời vụ trong lúc nông nhàn.

Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các ngành nghề nông thôn, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế đang hiện hữu, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức rà soát đánh giá lại thực trạng các làng nghề trên địa bàn thành phố, phân nhóm ngành nghề theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề trong những năm tiếp theo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ tập trung xây dựng, chỉnh sửa, ban hành các chính sách về bảo tồn, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực cho lao động nông thôn như dạy nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao năng lực các làng nghề, ngành nghề nông thôn; tăng cường xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho làng nghề.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 27/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Anh, Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội phối hợp Huyện đoàn Đông Anh tổ chức chương trình “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng
Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố Vinh đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, tính đến 15h ngày 27/7, kết quả vận động đóng góp Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa toàn Thành phố là 33,701 tỷ đồng, đạt 147,6% kế hoạch.
Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

(LĐTĐ) Việc thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, là “cầu nối”, “điểm tựa” đầy tình thương, trách nhiệm, để các cháu có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội.
TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt" của tác giả TS.BS Nguyễn Thành Nhơn.

Tin khác

Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 27/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Anh, Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội phối hợp Huyện đoàn Đông Anh tổ chức chương trình “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Xem thêm
Phiên bản di động