Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa lắng nghe, tiếp thu phản ánh, kiến nghị của người lao động Cơ hội để Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề Bài 1: Đánh thức tiềm năng Tây Hồ

Tạo việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được Thành phố công nhận. Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội hiện nay đạt hơn 24.000 tỷ đồng. Trong đó, mỗi làng nghề của thành phố Hà Nội đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, tinh xảo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô
Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, người nỗ lực truyền đạt nghề Thêu cho các lao động ở nông thôn.

Với sự đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số sản phẩm làng nghề truyền thống của Thủ đô đã tạo được sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, một số làng nghề truyền thống được tập trung xây dựng và phát triển bài bản đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những nghệ nhận, thợ lành nghề qua từng sản phẩm đặc trưng.

Có thể kể tới một số sản phẩm, một số làng nghề truyền thống đặc trưng như: Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ); nón làng Chuông (huyện Thanh Oai); sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động (huyện Thường Tín); lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên)…

Chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô về tiềm năng và những giá trị kinh tế mang lại cho lao động nông thôn từ nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự - Một “tay kim” lão luyện của làng nghề thêu tay truyền thống xã Thắng Lợi (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết, tranh thêu của làng nghề Thắng Lợi mang nét đặc trưng riêng, được làm hoàn toàn bằng tay, phản ánh chân thực các đề tài phong phú và đa dạng của cuộc sống. Theo nghệ nhân, nghề thêu yêu cầu kỹ thuật tỉ mỉ, tốn thời gian và công sức, vì thế, việc duy trì và phát triển nghề thêu truyền thống gặp khó khăn không nhỏ bởi thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề.

Nhận thức được điều đó, xã Thắng Lợi đã tập trung nguồn lực cho việc đào tạo tay nghề cho lớp thợ thêu tay mới, như xưởng thêu tay truyền thống Quốc Sự được nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự lập nên sau bao trăn trở với nghề, là một trong những cái nôi rèn giũa đội ngũ thợ chất lượng cao cho làng nghề, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Nhờ đó, vấn đề nguồn nhân lực được giải quyết, thu nhập người thợ thêu được nâng lên. Đặc biệt, với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề người thợ, tranh thêu truyền thống xã Thắng Lợi đã không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, được khách hàng đánh giá cao về kỹ thuật tinh xảo…

Hiện nay, cùng với sự chủ động giữ nghề của các địa phương, các nghệ nhân, sự hỗ trợ, đầu tư xây dựng và phát triển làng nghề một cách bài bản; nhiều làng nghề được Thành phố xây dựng, phát triển gắn với du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống đã giúp thu nhập của lao động nghề tại nông thôn từng bước tăng lên. Số liệu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề hiện cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, phổ biến từ 4 - 5,5 triệu đồng/người/tháng. Tại một số quận, huyện, lao động làng nghề có thu nhập bình quân từ 50 triệu đồng/người/năm trở lên như: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoài Đức… Nhờ đó, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nỗ lực gỡ khó cho các làng nghề

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nhỏ lẻ hoạt động tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn, như: Quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề; khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu; thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành nghề.

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô
Nghề mộc truyền thống tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất (Hà Nội) mang lại thu nhập cao cho lao động nông thôn nhờ sự tinh xảo trong các sản phầm và thích ứng với nhu cầu thị trường.

Trước những thực trạng trên, những năm gần đây, Thành phố rất quan tâm đến chính sách phát triển làng nghề; trong đó đặc biệt chú trọng một số chính sách về đào tạo nghề, truyền nghề, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề. Các chính sách hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã và đang giúp các làng nghề trở thành những điểm du lịch hấp dẫn.

Mặc dù vậy, đánh giá khách quan cho thấy, quy mô sản xuất trong làng nghề tại Hà Nội hiện nay vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát; thiết bị sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu; năng lực, trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; tính cạnh tranh của một số sản phẩm làng nghề chưa cao, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô…

Tại Hội nghị “Đối thoại gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố năm 2024”, tổ chức ngày 5/7 vừa qua cho thấy, thành phố Hà Nội đã xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, là điểm đến không thể thiếu với du khách trong nước và quốc tế khi thăm Thủ đô.

Vì thế, để bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn Thủ đô, UBND Thành phố đề nghị trong thời gian tới, các sở, ban, ngành của Thành phố và UBND các quận, huyện cần xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước để tích hợp quy hoạch làng nghề với quy hoạch chung của Thủ đô.

Đặc biệt, cần rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề Hà Nội đủ mạnh, đồng bộ trên cơ sở Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được ban hành. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề đến các tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, các sở ngành, UBND các quận, huyện cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ mang tính đột phá đối với từng mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm ngành nghề, làng nghề. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm đặc thù, khác biệt, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đương đại, nhằm tăng tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Thành phố Hà Nội hiện đang nghiên cứu để chỉ đạo cụ thể các nội dung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn và gìn giữ, phát huy giá trị các làng nghề, vì thế, Thành phố mong muốn nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thủ đô nhằm thúc đẩy làng nghề phát triển, hướng đến xây dựng Thủ đô “văn hiến - văn minh - hiện đại.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

(LĐTĐ) Tối 5/10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 10/10 và ngày 14/10, tại Nhà Quốc hội. Tại phiên họp, UBTVQH sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng về công tác lập pháp, giám sát, cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám...
Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Liên hoan nghệ thuật lần thứ VI năm 2024 với chủ đề “Mãi mãi là Bộ đội Cụ Hồ”.
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây  dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Trong 70 năm qua, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo đã đóng góp tích cực vào chặng đường phát triển của Thủ đô, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin vào Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường

Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Ngay trước Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường.
Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(LĐTĐ) Tại Hội nghị viên chức, người lao động năm học 2024 - 2025 diễn ra sáng nay (5/10), Ban Giám hiệu - Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học Long Biên đã ký giao ước thi đua, phát động thi đua tới cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) tiếp tục hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gắn với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” của ngành Giáo dục giai đoạn 2020 - 2025.
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5 và 6/10, Công an huyện Đan Phượng, Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, Công ty Điện lực Đan Phượng tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Xem thêm
Phiên bản di động