Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Thanh Trì: Đảm bảo kỳ thi vào lớp 10 an toàn, đúng quy chế Thanh Trì tổng kiểm tra PCCC nhà trọ, nhà cho thuê kết hợp kinh doanh Hà Nội: Tạm giữ gần 11.000 gói kẹo nghi nhập lậu tại ga Ngọc Hồi

Đoàn đã khảo sát thực tế một số công trình hạ tầng được đầu tư theo quy hoạch; thiết kế văn hoá Nông thôn mới nâng cao (xã, thôn); trường học các cấp; khu tập kết hoặc trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; cảnh quan môi trường và khu dân cư nông thôn tiêu biểu; mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Đặc biệt, Đoàn khảo sát đã đi thực tế một số mô hình thôn thông minh trên địa bàn huyện như: Trường THCS Thanh Liệt, đường vào Khu đô thị Bitexco - xã Thanh Liệt; Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện; Khu xử lý nước thải tập trung khu dân cư IEC - xã Tứ Hiệp; Mô hình kè ao hồ, tuyến đường hoa, trang viên hoa cây cảnh Hương Sơn; Mô hình liên kết chuỗi rau Khu sơ chế xóm 11 xã Yên Mỹ; Trung tâm Văn hóa thể thao xã Ngũ Hiệp, Trường THCS Vạn Phúc...

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tiến Cường - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Thành phố và huyện, công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Năm 2015, toàn huyện Thanh Trì có 15/15 xã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (đạt 100%). Năm 2017, huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thành ủy về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, huyện Thanh Trì đã quyết liệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận gắn với thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao
15/15 xã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. (Ảnh minh họa: TH)

Đến nay, 15/15 xã của huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, thị trấn Văn Điển được công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Trong đó, 2 xã Yên Mỹ và Đại Áng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện.

Đến nay, huyện Thanh Trì cơ bản đạt 9/9 tiêu chí xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao. Có 8 xã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận điểm du lịch: Đại Áng, Yên Mỹ, Tam Hiệp, Duyên Hà, Thanh Liệt, Vạn Phúc, Đông Mỹ, Tân Triều và 1 làng nghề Hà Nội. Huyện đã đạt 32/34 tiêu chuẩn thành lập quận theo quy định.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện. Công tác tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi động tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư. 100% các thôn đều có điểm sinh hoạt văn hóa và được đầu tư trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư.

Hệ thống chính trị trên địa bàn được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, 100% cơ sở đều đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và khảo sát thực tế, ông Trần Nhật Lam - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Trưởng đoàn thẩm định đánh giá cao sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì trong quá trình triển khai xây dựng Nông thôn mới nâng cao, đặc biệt là sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân.

Đồng thời mong muốn, thời gian tới, Thanh Trì cần phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; cải cách hành chính; quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là phát huy các giá trị các di tích văn hóa, lịch sử, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao theo lộ trình đã đề ra.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động