Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội
Vẫn tồn tại tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2024, toàn Thành phố có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, tốp đầu cả nước, với đàn gia cầm 40,6 triệu con, đàn lợn 1,45 triệu con, đàn bò 127 nghìn; đàn trâu 29,3 nghìn con; hình thành các vùng chuyên canh, tập trung và trang trại quy mô lớn, với 162 xã chăn nuôi trọng điểm gồm: 15 xã chăn nuôi bò sữa, 39 xã chăn nuôi bò thịt, 48 xã chăn nuôi lợn, 60 xã chăn nuôi gia cầm.
Bên cạnh đó, hiện trên địa bàn Thành phố cũng có 718 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, có 89 cơ sở có giết mổ trâu bò; 212 cơ sở có giết mổ lợn, 410 cơ sở có giết mổ gia cầm; 1 cơ sở vừa giết mổ lợn và gia cầm; 06 cơ sở giết mổ động vật khác. Trong đó, có 10 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm trong quy hoạch của Thành phố.
Công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm vẫn còn nhiều bất cập trên địa bàn Thủ đô. |
Hiện nay, Chi cục đang quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ đối với 132 cơ sở giết mổ động vật trên cạn đã được chính quyền địa phương cho phép hoạt động, chiếm 18,38% số cơ sở giết mổ của Thành phố, về sản lượng kiểm soát được 400 tấn, chiếm gần 50% nhu cầu của người dân.
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn Hà Nội cũng đã tập trung thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung, theo Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17/2/2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố (Quyết định số 761) về việc phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội” với tổng số 29 cơ sở. Đến nay có 10/29 cơ sở đã được đầu tư, đang hoạt động hiệu quả (đạt 34,5% số cơ sở theo quy hoạch của Thành phố).
Tuy nhiên, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân được cho là bởi số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố vẫn chiếm số lượng lớn; cùng đó, bên cạnh các doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi quy mô lớn thì vẫn còn số lượng lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân bố ở hầu hết 18 huyện, thị xã; vì vậy tình trạng giết mổ nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra phổ biến và khó kiểm soát.
Không chỉ vậy, một trong những nguyên nhân được đưa ra nữa, đó là công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ; trong đó, chính quyền tại một số huyện, thị xã chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. Trong khi đó, các cơ sở giết mổ tập trung đã được đưa vào hoạt động, nhưng vẫn còn tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, không phép dẫn đến các cơ sở giết mổ hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sắp xếp và chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ, nhiều cơ sở chưa đạt 50% công xuất…
Kiên quyết xử
Song song với thực trạng nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; thì vấn đề quản lý nguồn gốc sản phẩm động vật tại các chợ, cơ sở buôn bán sản phẩm động vật hiện vẫn còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp xử lý, khiến cho tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm tự phát vẫn còn phổ biến.
Trong khi đó, công tác tuyên truyền còn chưa đạt hiệu quả, chưa sâu rộng, dẫn đến việc nhận thức của người tiêu dùng còn kém; nhiều người tiêu dùng còn dễ dãi, dễ chấp nhận sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đã trực tiếp tạo điều kiện cho sự tồn tại của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không được chính quyền địa phương cho phép. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm tại các địa phương còn chưa thực hiện tốt, đặc biệt là việc xử lý đối với các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không có giấy đăng ký hộ kinh doanh.
Tại nhiều địa phương, sự phối hợp giữa ngành thú y với các ngành có liên quan như: Y tế, Môi trường, Công an, Quản lý thị trường, Ban quản lý chợ chưa thực sự có hiệu quả. Việc phối kết hợp trong công tác chỉ làm theo từng đợt, chưa có cơ chế phối hợp thường xuyên, lâu dài giữa các ngành trong công tác quản lý giết mổ và kiểm soát tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên thị trường.
Đề giải quyết thực trạng này, ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội, đề nghị, thời gian tới thời gian tới các đơn vị cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư theo chỉ đạo của UBND Thành phố gắn với giết mổ tập trung, khép kín, giết mổ công nghiệp để từng bước giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phân bố ở hầu hết 18 huyện, thị xã, tiến tới giảm giết mổ nhỏ lẻ, thủ công. Đồng thời tiếp tục rà soát quy hoạch tại Quyết định số 761 để điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Đối với địa phương đã có cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch đi vào hoạt động sở, ngành có liên quan phối hợp với UBND cấp huyện, xã chịu trách nhiệm xây dựng lộ trình và có giải pháp triệt để đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát vào giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung; kiên quyết xử lý các cơ sở giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; hỗ trợ kinh phí nhằm nâng cao hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực hành tốt quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến để bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; xử lý triệt để theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin khác
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28