Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”
Nhiều tiềm năng phát triển
Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 331 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Ở Hà Nội, làng nghề nằm dọc các trục giao thông và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố Hà Nội phát triển du lịch làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, như sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm…
Sản phẩm làng nghề truyền thống tại Thủ đô có nhiều tiềm năng phát triển. |
Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của Hà Nội có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ lành nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng, như làng đúc đồng Ngũ Xã, làng kim hoàn Định Công, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá, làng nón Chuông, làng sơn mài Hạ Thái, làng quạt Chàng Sơn, làng rối nước Đào Thục, làng hoa Tây Tựu, làng thêu Quất Động, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng cốm Mễ Trì...
Việc phát triển du lịch làng ghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ với thị trường du lịch được coi là định hướng chung của thành phố Hà Nội hiện nay. Theo số liệu đưa ra tại hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố năm 2024”, giá trị sản xuất làng nghề của Hà Nội hiện nay khoảng 24.000 tỷ đồng.
Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến chính sách phát triển làng nghề; có đề án bảo tồn làng nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề, truyền nghề, cấy nghề những nơi chưa có nghề; có chương trình khuyến công, hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, xử lý môi trường; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Chia sẻ tại hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề” vừa tổ chức đầu tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Văn Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH phát triển nội thất gỗ Phương Đông (Thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh) chia sẻ, theo thực tiễn hoạt động tại làng nghề, anh Tiến Anh nhận thấy việc phát triển làng nghề gắn với du lịch rất thành công, do đó, mong muốn Thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm du lịch làng nghề để giúp tạo việc làm cho người dân và thúc đẩy du lịch; thông qua các tour tuyến du lịch để bán hàng hóa trực tiếp cho du khách…
3 nhóm vấn đề lớn “kìm hãm” sự phát triển tại các làng nghề
Làng nghề giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa. Đây chính là lợi thế, cũng là tiềm năng không chỉ cho ngành du lịch của thành phố Hà Nội mà cho cả sự phát triển của các làng nghề truyền thống của cả nước. Tuy nhiên, công tác phát triển nghề và làng nghề ở Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Khả năng cạnh tranh của làng nghề thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
Ô nhiễm môi trường là một trong những nhóm vấn đề cần giải quyết để các làng nghề truyền thống Thủ đô "cất cánh". |
Trong khi đó, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm; kết cấu hạ tầng các làng nghề, nhất là đường giao thông xuống cấp, chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục… Điều này trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống nói chung, đến việc phát triển, bảo tồn làng nghề truyền thống.
Chia sẻ về những khó khăn mà làng nghề truyền thống đang phải đối mặt, tại “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề”, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, nghệ nhân làng nghề đã đề cập trên những khó khăn, vướng mắc. Trong đó, vấn đề thiếu quy hoạch nông nghiệp và làng nghề, thiếu đầu tư, thiếu sự hỗ trợ về khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại… đang trở thành những “rào cản” để làng nghề phát triển bền vững.
Trước ý kiến của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, thành phố Hà Nội xác định 3 nhóm vấn đề lớn được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đó là, nhóm vấn đề liên quan đến quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; thứ nữa là nhóm vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề; cuối cùng là nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu.
Trước 3 vấn đề lớn cần được giải quyết nêu trên, đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Công Thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội... đã có những giải đáp và trả lời những nội dung mà doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thủ đô quan tâm.
Trong đó, các sở, ngành và thành phố Hà Nội cam kết, sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã hộ sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư. Qua đó, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, với hệ giá trị cốt lõi: “Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc”.
Trong đó, đề cập đến Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, Đề án được xây dựng nhằm phát triển kinh tế đa giá trị trong đó thúc đẩy làng nghề phát triển gắn với du lịch văn hoá nông nghiệp, nông thôn; tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn; lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể nhằm bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề.
Thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp giải quyết bài toán liên kết vùng nguyên liệu còn đang khó khăn của Hà Nội, nhằm tiến tới kết nối vùng nguyên liệu đảm bảo nguồn cung ổn định để làng nghề phát triển bền vững. Hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất đáp ứng tổ chức sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển du lịch.
Đặc biệt, trên cơ sở Luật Thủ đô được ban hành, đây là cơ hội tốt để Sở NN&PTNT tham mưu Thành phố các chính sách đủ mạnh nhằm từng bước giải quyết tháo gỡ, khó khăn, điểm nghẽn để làng nghề từng bước trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách trong nước và quốc tế…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin khác
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28