Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Nghệ An: Nguy cơ bùng phát dịch sởi trên diện rộng Nghệ An: Xử phạt 3 cơ sở bếp ăn tập thể vi phạm về an toàn thực phẩm Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tham quan mô hình trồng nho Hạ Đen của gia đình anh Nguyễn Đình Năng.

Năm 2022, anh Nguyễn Đình Năng quyết định thuê 1,5 ha đất nông nghiệp bỏ hoang trên cánh đồng xã Nam Lĩnh để trồng nho. Anh đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để cải tạo đất, lắp đặt hệ thống nhà lưới, mua cây giống, xây ốt tạm, bắt đầu hành trình “ăn dầm ở dề” ngoài đồng để trồng bằng được loại cây “khó tính”.

Khởi đầu bao giờ cũng vất vả, dù đã đi học hỏi các mô hình, tìm hiểu các quy trình trồng nho nhưng khi bắt tay vào làm anh mới thấy nhiều công đoạn, kỳ công và không dễ dàng. Thời tiết ở Nghệ An khắc nghiệt, thất thường nên việc trồng nho lại càng khó khăn.

Từ một người chuyên buôn bán nhỏ lẻ, một buổi đi bỏ mối bia cho các quán, một buổi anh về đồng cuốc đất, trồng cây, chăm bón, tìm hiểu các loại phân hữu cơ, theo dõi quy trình sinh trưởng của cây, theo dõi thời tiết, hồi hộp chờ đợi từng bước kết quả.

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn
Anh Năng bám vườn, chăm bón nho.

Anh Năng chia sẻ: “Khi tôi nói về ý định đầu tư cải tạo đất đai làm nông nghiệp, bạn bè, anh em đều khuyên không nên vì rất vất vả, dầm mưa dãi nắng, thức khuya dậy sớm, nguồn thu không cao, trong khi các loại giống, phân bón bây giờ tăng giá. Nhưng vì tôi thích làm nông nghiệp, tôi tiếc khi nhìn đất đai đồng ruộng bỏ hoang nên tôi mong muốn xây dựng mô hình nông nghiệp sạch, đầu tư bài bản, khi đạt hiệu quả rồi thì kết hợp với tham quan trải nghiệm, du lịch”.

Đất không phụ công người, khó đến đâu quyết tâm cao cũng sẽ có kết quả, năm nay là năm thứ hai vườn nho của anh Năng cho thu hoạch, sản lượng được khoảng 1 tấn, giá bán ra là 150 nghìn đồng/kg. Nhiều người dân, các cơ quan đã đến tận vườn tham quan, trải nghiệm ăn nho sạch ngay trên cây, mua về ăn và làm quà biếu. Nho sạch nên khách hàng tin dùng cho bà bầu, trẻ nhỏ, người già. Đặc biệt là thời gian qua, nhiều du khách về thăm quê Bác đã ghé qua vườn nho để tham quan, mua về dùng.

Vườn nho của anh Năng không dùng hoá chất ở tất cá các khâu, nho chín tự nhiên tại vườn, trên từng chùm nho, có những quả bị khô, bị hỏng. Anh Năng nói: “Do thời tiết và do quả chín theo tự nhiên nên sẽ có những quả bị hỏng, chúng tôi chấp nhận quả hỏng chứ không can thiệp một biện pháp hoá học nào. Từ đầu, chúng tôi đã xác định mình làm trước hết để gia đình, anh em họ hàng mình dùng, sau đó cho nhiều người dùng nên phải là sản phẩm sạch, đúng chất tại vườn, tại nông thôn”.

Mô hình của gia đình anh Nguyễn Đình Năng là mô hình trồng nho hiệu quả nhất ở Nam Đàn thời điểm hiện tại. Các huyện lân cận đã xuống tham quan, học tập kinh nghiệm trồng nho của anh. Dịp 30/4 năm nay, anh Năng đã kỷ niệm 2 năm ngày bắt tay vào trồng nho và cũng từ mốc thời gian này, anh tiếp tục mở rộng diện tích.

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn
Vườn nho rộng 1,5 ha của gia đình anh Nguyễn Đình Năng

Anh Năng vui vẻ chia sẻ: “Vừa rồi, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng về tham quan, kiểm tra mô hình và quyết định hỗ trợ về kỹ thuật, giống, phân bón hữu cơ và giàn tưới cho vườn nho. Mô hình của tôi cũng được đánh giá cao về tính tiên phong và hiệu quả”.

Đứng cắt tỉa chăm cây tại vườn, một lúc anh Năng lại nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn đặt hàng, đặt lịch tham quan vườn nho.Thời gian qua, gia đình anh đã thành lập Hợp tác xã Năng Hồng để từng bước xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Và không chỉ trồng nho, anh đang dự định trồng thêm các loại rau, củ, quả khác để phục vụ nhu cầu của người dân.

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn
Anh Năng phấn khởi với những thành quả ban đầu.

Nói về mô hình trồng nho của gia đình anh Nguyễn Đình Năng, ông Lê Văn Thành - Chủ tịch UBND xã Nam Lĩnh cho biết, anh Năng là một thanh niên trẻ, một giáo dân rất tâm huyết với nông nghiệp; anh đã chịu khó, tìm tòi, học hỏi cách trồng nho, đến nay, mô hình trồng nho hiệu quả, anh đã thuê thêm nhân công chăm sóc và mở rộng diện tích. Xã đã tạo điều kiện để gia đình anh thuê đất sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ các hoạt động khác trong điều kiện có thể; xã cũng khuyến khích các hộ dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, khai thác lợi thế đất đai ở khu vực nông thôn.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 26/12 tới, sẽ chính thức đưa 6,8 triệu cổ phiếu BMK của CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

(LĐTĐ) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại.
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao

Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao

(LĐTĐ) Nguyễn Xuân Son lập cú đúp. Vĩ Hào, Quang Hải và Tiến Linh là chủ nhân của những pha lập công còn lại. Việt Nam thắng 5-0 và vào bán kết với ngôi nhất bảng B.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động